Nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam
Việc nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam được quy định trong Luật Nuôi con nuôi 2010. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam
Theo quy định tại Điều 41 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam như sau:
Quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 26 và 27 Luật Nuôi con nuôi 2010 được áp dụng đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
♦ Hồ sơ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi được nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010.Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010 thì Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.♦ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người nhận con nuôi bằng văn bản và nêu rõ lý do.
♦ Ngay sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, người được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình và gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi.
Trường hợp người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi mà không có lý do chính đáng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi.Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.
Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam cho tổ chức con nuôi nước ngoài
Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 43 Luật Nuôi con nuôi 2010 bao gồm:
- Được thành lập và hoạt động hợp pháp, phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi trên lãnh thổ của nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên;
- Được cơ quan có thẩm quyền về nuôi con nuôi của nước nơi thành lập cho phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam;
- Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế liên tục từ 03 năm trở lên, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước đó xác nhận;
- Có đội ngũ nhân viên công tác xã hội và pháp lý hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi;
- Người đại diện của tổ chức tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn về lĩnh vực nuôi con nuôi.
>>Xem thêm: Mua bán trẻ sơ sinh núp bóng nhận con nuôi
Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Thủ tục thành lập văn phòng giám định tư pháp hiện nay
Điều kiện thành lập văn phòng giám định tư pháp là gì? Thủ tục thành lập văn phòng giám định tư pháp hiện nay được [...]
Thủ tục chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục chuyển đổi loại [...]