Nhắn tin, gọi điện xúc phạm người khác bị xử lý thế nào?
Hành vi nhắn tin, gọi điện xúc phạm người khác tùy vào mức độ, thời gian có thể bị xử lý vi phạm theo pháp luật dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý theo pháp luật dân sự
Những quyền con người về danh dự, nhân phẩm được pháp luật Việt Nam quy định ở nhiều văn bản luật.
Cụ thể tại Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Tại Ðiều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Hơn nữa, tại Ðiều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Do vậy khi cá nhân nhận thấy danh dự, nhân phẩm của mình bị xúc phạm bằng các hình thức tin nhắn, gọi điện, thì hoàn toàn có thể khởi kiện dân sự với các chứng cứ được xác thực, và đòi bên xúc phạm bồi thường thiệt hại.
Xử lý theo pháp luật hình sự, phạt vi phạm hành chính
Tùy theo mức độ, hành vi của người có hành vi xâm phạm quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các điều sau:
+ Xử phạt hành chính: Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
+ Trách nhiệm hình sự:
Người xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 về Tội làm nhục người khác hoặc Điều 156 Tội vu khống người khác tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tuy nhiên để truy cứu trách nhiệm hình sự qua việc nhắn tin, gọi điện xúc phạm cần xem xét về cường độ cũng như thời gian kéo dài hành vi vi phạm này, nhận thức của người nhắn tin, gọi điện xúc phạm.
Trên đây là nội dung bài viết “Nhắn tin, gọi điện xúc phạm người khác bị xử lý thế nào?” Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Quyền bề mặt là gì? theo quy định của pháp luật hiện nay
Quyền bề mặt là một quyền thuộc các quyền khác đối với tài sản được pháp luật quy định tại Bộ luật dân sự 2015. [...]
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh BĐS
Những nội dung liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hoạt động kinh doanh bất động sản được [...]