Nhập khẩu và kinh doanh quần áo cũ: Quy định pháp luật và thực tiễn
Hiện nay, rất nhiều cá nhân kinh doanh quần áo cũ và thu lợi lớn. Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục nhập khẩu và kinh doanh quần áo cũ. Cá nhân, tổ chức được phép nhập khẩu và kinh doanh quần áo cũ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay, rất nhiều cá nhân kinh doanh quần áo cũ và thu lợi lớn. Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục nhập khẩu và kinh doanh quần áo cũ. Cá nhân, tổ chức được phép nhập khẩu và kinh doanh quần áo cũ không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Theo Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I dưới đây, cụ thể:
Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
Xem thêm: Quy định về hàng hóa cấm Xuất khẩu – Nhập khẩu theo Luật Quản lý ngoại thương
Danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu
Theo Phụ lục I Thông tư 12/2018/TT-BCT, Danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu theo mã HS thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương gồm một số mặt hàng sau:
Chương | Nhóm | Phân nhóm | Mô tả mặt hàng |
Chương 43 | 4303 | Hàng may mặc, đồ phụ trợ quần áo và các vật phẩm khác bằng da lông. |
Chương 42 | 4203 | Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo, bằng da thuộc hoặc bằng da thuộc tổng hợp. |
Chương 43 | 4304 | Da lông nhân tạo và các sản phẩm làm bằng da lông nhân tạo. |
Chương 63 | 6309 | 00 | 00 | Quần áo và các sản phẩm dệt may đã qua sử dụng khác. |
Cấm nhập khẩu là gì?
Cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Theo các quy định trên, quần áo cũ thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu tại Mục II Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Các mặt hàng quần áo cũ có thể được xếp vào các mặt hàng sau:
- Hàng may mặc, đồ phụ trợ quần áo và các vật phẩm khác bằng da lông (mã HS 4303);
- Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo, bằng da thuộc hoặc bằng da thuộc tổng hợp (mã HS 4203);
- Da lông nhân tạo và các sản phẩm làm bằng da lông nhân tạo (mã HS 4303);
- Quần áo và các sản phẩm dệt may đã qua sử dụng khác (mã HS 6309).
Do đó, anh/chị dự định nhập khẩu và kinh doanh quần áo cũ là trái với quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức nhập khẩu mặt hàng này sẽ bị tịch thu quần áo cũ nhập khẩu và xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 128/2020/NĐ-CP như sau:
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 1,5 – 50 triệu VND tương ứng với giá trị quần áo cũ nhập khẩu vào Việt Nam có giá trị từ 20 – 100 triệu VND;
- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 3 – 100 triệu VND tương ứng với giá trị quần áo cũ nhập khẩu vào Việt Nam có giá trị từ 20 – 100 triệu VND.
Thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức vẫn ngang nhiên nhập khẩu quần áo cũ và đã bị xử phạt hành chính với số tiền xử phạt lên tới 100 triệu VND (tham khảo: http://baodaklak.vn/channel/3485/201809/lung-tung-viec-xu-ly-quan-ao-da-qua-su-dung-nhap-lau-5599852/).
Trên đây là nội dung Cá nhân, tổ chức được phép nhập khẩu và kinh doanh quần áo cũ không? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.Dùng thuốc hướng thần gây ảo giác để lừa đảo bị xử lý như thế nào?
Dùng thuốc hướng thần gây ảo giác để lừa đảo những người có tiền là hành vi phạm tội mới xảy ra trong thời gian [...]
Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có cần giấy phép không? Nếu không có thì [...]