Những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 cần lưu ý
Luật doanh nghiệp 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và có một số thay đổi so với Luật doanh nghiệp 2014. Dưới đây là những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 cần lưu ý.
Quy định về doanh nghiệp nhà nước
Theo pháp luật hiện hành, một doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp nhà nước thì phải do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định sau:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Xem thêm: Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước
Thế nào là doanh nghiệp nhà nước
Đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp
Quy định mới bổ sung một số đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp như:
– Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Xem thêm: Trường hợp không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp
Thông báo mẫu dấu doanh nghiệp
Sau khi thành lập doanh nghiệp, việc công bố mẫu dấu trước khi sử dụng là một trong những công việc bắt buộc phải thực hiện. Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Tuy nhiên, Luật mới không quy định về việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp trước khi sử dụng.
Quyền của cổ đông phổ thông
Theo quy định mới thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
– Xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
– Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;
– Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.
Quy định về tên của địa điểm kinh doanh
Theo quy định hiện hành thì tên địa điểm kinh doanh bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Theo quy định mới thì ngoài quy định về chữ viết thì bổ sung thêm tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Xem thêm: Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 cần lưu ý” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh
Ngày nay, với sự nâng cao mức sống của con người thì nhu cầu về ăn uống cũng được chú trọng. Nắm bắt được điều [...]
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp 2014, Điều 58 Nghị [...]