Những điều cần lưu ý về thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là gì? Những điều cần biết và cần lưu ý theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về loại thuế này
Cơ sở pháp lý:
– Điều 4 Luật thuế XNK 2016
– Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11.
1. Thuế chống bán phá giá là gì?
Bán phá giá là việc một tổ chức kinh tế bán ra thị trường những sản phẩm của mình với mức giá thấp hơn tổng chi phí mà tổ chức kinh tế đó sản xuất ra hàng hóa. Bán phá giá là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, biện pháp bán phá giá được các nước tham gia vào WTO cho phép sử dụng.
Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi doanh nghiệp áp dụng việc bán phá giá nhưng những nhà sản xuất trong cùng lĩnh vực sản xuất mà doanh nghiệp bán phá giá sản xuất sẽ là những đối tượng chịu tác động tiêu cực. Nhằm bảo hộ cho nền sản xuất, nhà nước khi có đủ các căn cứ, sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá. Về bản chất, thuế chống bán phá giá sẽ làm giá của hàng hóa được bán phá giá cao lên, bằng với mức giá hàng hóa cùng loại trên thị trường.
Nhằm chống tình trạng này, Nhà nước ta áp dụng nhiều biện pháp, một trong số đó là biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá. Theo Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016:
“Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Xem thêm: Thuế chống bán phá giá là gì theo quy định pháp luật
2. Điều kiện áp dụng
Để có áp dụng thuế chống bán phá giá, cần phải đáp ứng được hai điều kiện: Hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể và việc bán phá giá hàng hóa đó là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
3. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Việc ra quyết định phải dựa trên căn cứ kế luận sơ bộ. Dựa trên căn cứ kết luận sơ bộ đó, thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng nhưng không được vượt quá biên độ bán phá giá.
Trước khi áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá, Bộ trưởng bộ thương mại có thể ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được quy định tại Điều 20 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 như sau:
“1. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, căn cứ vào kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
2. Thuế suất thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ
3. Thuế chống bán phá giá tạm thời có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền mặt đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật
4. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời không được quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này
5. Khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu hàng hóa tương tự, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá sáu mươi ngày.”
4. Thời hạn áp dụng thuế chông bán phá giá
Việc áp dụng thuế bán phá giá tạm thời đảm bảo tính chất hiệu quả và kịp thời, đảm bảo cho quyền lợi của các doanh nghiệp đang bị cạnh tranh. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng sau khi hết thời hạn 60 (sáu mươi) ngày tính từ ngày có quyết định điều tra.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không được vượt quá 120 (một trăm hai mươi) ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng bộ thương mại có thể gia hạn thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không được vượt quá 60 (sáu mươi) ngày.
Xem thêm : Thủ tục miễn thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật
Trên đây là nội dung tư vấn về Những điều cần lưu ý về thuế chống bán phá giá do LawKey tổng hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật tại thời điểm soạn thảo. LawKey cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn phải thực hiện báo cáo theo đúng các quy định của pháp luật, có thể là theo quý hoặc [...]
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính là gì?
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính là cơ sở để nhân viên kế toán lập và trình bày báo cáo tài chính, đáp [...]