Niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay tại các sàn giao dịch chứng khoán trong nước có nhiều chứng khoán của tổ chức phát hành chứng khoán nước ngoài. Vậy thủ tục niêm yết niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành chứng khoán nước ngoài được quy định như thế nào?
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Căn cứ pháp lý:
– Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung năm 2010
– Nghị định 58/2012/NĐ-CP
1.Điều kiện niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài trên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam
Điều kiện niêm yết chứng khoán bao gồm:
– Là chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài đã được chào bán ra công chúng tại Việt Nam theo quy định pháp luật về chứng khoán Việt Nam.
– Số lượng chứng khoán đăng ký niêm yết tương ứng với số lượng chứng khoán được phép chào bán tại Việt Nam.
– Đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh
– Có cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức niêm yết theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Được một công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam tham gia tư vấn niêm yết chứng khoán.
– Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối.
2. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán
2.1.Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu
Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu;
– Bản chính Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu hoặc quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Đề án cổ phần hóa (trong trường hợp niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa);
– Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;
– Bản cáo bạch theo mẫu của Bộ Tài chính;
– Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo;
– Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);
– Giấy cam kết hạn chế tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù (nếu có);
– Danh sách những người có liên quan đến các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng;
– Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký, lưu ký tập trung;
– Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng cổ phần.
2.2.Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu
Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đăng ký niêm yết trái phiếu;
– Quyết định thông qua việc niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên);
– Sổ đăng ký chủ sở hữu trái phiếu của tổ chức đăng ký niêm yết;
– Bản cáo bạch theo mẫu của Bộ Tài chính;
– Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức đăng ký niêm yết đối với nhà đầu tư, bao gồm các điều kiện thanh toán, tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, điều kiện chuyển đổi (trường hợp niêm yết trái phiếu chuyển đổi) và các điều kiện khác;
– Cam kết bảo lãnh thanh toán hoặc Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm, kèm tài liệu hợp lệ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và hợp đồng bảo hiểm (nếu có) đối với các tài sản đó trong trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm. Tài sản dùng để bảo đảm phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
– Hợp đồng giữa tổ chức phát hành và đại diện người sở hữu trái phiếu;
– Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc trái phiếu của tổ chức đó đã đăng ký, lưu ký tập trung;
– Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng cổ phần.
2.3.Tài liệu cần thiết khác
Tổ chức phát hành nước ngoài đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam phải có hồ sơ đăng ký niêm yết theo từng loại chứng khoán nêu trên còn cần các tài liệu khác sau:
– Cam kết của tổ chức nước ngoài thực hiện dự án tại Việt Nam;
– Cam kết không chuyển vốn ra nước ngoài và không rút vốn tự có đối ứng trong thời hạn dự án được cấp phép;
– Có cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức niêm yết theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Hợp đồng tư vấn niêm yết.
3. Thủ tục đăng ký niêm yết
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hoặc từ chối cho tổ chức phát hành nước ngoài làm thủ tục đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Trường hợp từ chối chấp thuận, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, tổ chức phát hành chứng khoán nước ngoài được Sở giao dịch chứng khoán hướng dẫn cụ thể giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.
>>> Xem thêm Cấp phép thành lập và hoạt động chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
15 vị trí nào không được dừng xe và đỗ xe từ năm 2025
Dừng xe và đỗ xe theo quy định là gì? Những vị trí nào không được dừng xe và đỗ xe từ năm 2025? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập như thế nào?
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Vậy ngân hàng [...]