Nộp lại Căn cước công dân khi nào?
Khi nào công dân phải nộp lại Căn cước công dân cho cơ quan công an có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nộp lại Căn cước công dân khi nào?
Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Căn cước công dân 2014, công dân phải có nghĩa vụ nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định
Cụ thể, các trường hợp công dân phải nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan công an có thẩm quyền được quy định tại Điều 23 và Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:
(1) Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
♣ Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, cụ thể là thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Khi công dân có yêu cầu.
♣ Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất thẻ Căn cước công dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
(2) Các trường hợp thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
♣ Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
♣ Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
- Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Như vậy, nếu công dân thuộc các trường hợp trên thì phải tiến hành nộp lại thẻ căn cước công dân cho cơ quan công an có thẩm quyền để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014.
Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Căn cước công dân 2014
Cá nhân, tổ chức bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
Cản trở thực hiện các quy định Luật Căn cước công dân 2014.
Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định Luật Căn cước công dân 2014 gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật.
Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.
Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
(Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014)
>>Xem thêm: Tách hộ có phải làm lại CCCD không?
Trên đây là bài viết về: Nộp lại Căn cước công dân khi nào?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2024
Các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2024 sẽ thực hiện theo văn bản pháp luật nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Kế hoạch kiểm toán nội bộ Ngân hàng nhà nước
Kế hoạch kiểm toán nội bộ bao gồm kế hoạch kiểm toán hàng năm và kế hoạch kiểm toán chi tiết của cuộc kiểm toán. [...]