Phạm nhân bị bệnh nặng có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Phạm nhân bị bệnh nặng có được hoãn chấp hành hình phạt tù không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phạm nhân bị bệnh nặng có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Theo khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
- Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
- Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
Như vậy, phạm nhân bị bệnh nặng thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi sức khỏe được hồi phục.
Thủ tục tạm hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân bị bệnh nặng
Thủ tục tạm hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân bị bệnh nặng được quy định tại Điều 24 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
♣ Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc hoặc cư trú ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.
♣ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý hoãn chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản trả lời người có đơn đề nghị hoặc cơ quan có văn bản đề nghị và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.
♣ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
- Người được hoãn chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người dưới 18 tuổi;
- Viện kiểm sát cùng cấp;
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hoãn thi hành án cư trú, làm việc;
- Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;
- Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người nước ngoài.
Phạm nhân được hoãn chấp hành hình phạt tù lại thực hiện hành vi phạm tội mới thì xử lý thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
>>Xem thêm: Tàng trữ trái phép chất ma túy là gì?
Trên đây là bài viết về: Phạm nhân bị bệnh nặng có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự 2015 được hiểu như thế nào? Việc phân loại quan hệ dân sự [...]
Khoản phụ cấp nhà ở có tính đóng BHXH không?
Theo quy định pháp luật thì khoản phụ cấp nhà ở có tính đóng BHXH không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]