Phạm vi hưởng quyền tác giả của các chủ thể
Tất cả các quyền nhân thân và quyền tài sản nói trên thuộc về nội dung của quyền tác giả, tuy nhiên, tuỳ theo mối liên quan của mình đối với tác phẩm mà mỗi chủ thể sẽ được hưởng phạm vi quyền khác nhau. Lawkey sẽ đưa ra một số nội dung pháp lý sau đây:
Xác định phạm vi hưởng quyền theo từng loại chủ thể:
Quyền của tác giả đối với tác phẩm được tạo ra không phải trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc
Đối với các tác phẩm mà tác giả sáng tạo không theo theo nhiệm vụ được giao và không theo hợp đồng giao việc thì tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Nói cách khác, trong trường hợp này người tạo ra tác phẩm vừa là tác giả của tác phẩm, vừa là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm nên họ được hưởng tất cả các quyền phân thân cũng như các quyền tài sản đối với tác phẩm.
Quyền của tác giả đối với tác phẩm được tạo ra trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc
Trong trường hợp này, người sáng tạo ra tác phẩm là tác giả của tác phẩm đó nhưng chủ sở hữu quyền tác giả lại chính là cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc bên giao việc trong hợp đồng được kí kết giữa họ với tác giả. Vì vậy, tác giả chỉ được hưởng các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả, các quyền tài sản thuộc quyền tác giả thuộc về các tổ chức, cá nhân được xác định là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.
Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Tác phẩm điện ảnh được tạo ra trên cơ sở lao động sáng tạo của nhiều chủ thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như đạo diễn phim, biên kịch phim, quay phim, dựng phim, nhạc nền, thiết kế mĩ thuật, thiết kế âm thanh, thiết kế ánh sáng mĩ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kĩ xảo… Đối với tác phẩm điện ảnh, những người kể trên không được coi là đồng tác giả nhưng mỗi người trong số họ lại là tác giả đối với phần và lĩnh vực do họ sáng tạo để hoàn thành nên tác phẩm điện ảnh đó.
Vì vậy, đối với kết quả sáng tạo của mình, họ có các quyền nhân thân (trừ quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và các quyền khác theo thỏa thuận giữa họ với chủ sở hữu quyền tác giả như tiền nhuận bút, tiền thù lao, lợi ích vật chất khác.
Các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kĩ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh (thường được gọi là nhà làm phim) là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh đó nên họ có quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm cùng tất cả các quyển tài sản đối với tác phẩm điện ảnh mà họ là chủ sở hữu quyền tác giả.
Xem thêm: Phân loại tác phẩm
Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu
Cũng giống như tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được tạo ra trên cơ sở lao động sáng; tạo của nhiều chủ thể trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mĩ thuật, thiết kế âm thanh, thiết kế ánh sáng mĩ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kĩ xảo…Đối với tác phẩm sân khấu, mỗi người nói trên là tác giả đối với phần và lĩnh vực do minh sáng tạo và có các quyền nhân thân đối với phần đó (trừ quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và các quyển khác (tiền nhuận bút, thù lao, lợi ích vật chất khác) theo thoả thuận giữa họ với chủ sở hữu quyền tác giả.
Các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kĩ thuật để sản xuất tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu đó nên họ có quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm cùng tất cả các quyền tài sản đối với tác phẩm sân khấu mà họ là chủ sở hữu quyền tác giả.
Trên đây là nội dung Phạm vi hưởng quyền tác giả của các chủ thể Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Đặc điểm của quyền tác giả
Đặc điểm của quyền liên quan đến quyền tác giả
Quyền liên quan đến quyền tác giả ( quyền liên quan) được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu [...]
Xác định thiệt hại từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là một dạng của thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định [...]