Phạm vi ngân sách nhà nước là gì?
Phạm vi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu/chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước và tổng mức vay của ngân sách nhà nước.
1.Thu ngân sách nhà nước trong phạm vi ngân sách nhà nước
– Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
– Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
– Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
– Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
– Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
– Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.
– Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
– Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
– Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật.
– Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
– Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.
– Thu từ quỹ dự trữ tài chính
– Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi ngân sách nhà nước phạm vi ngân sách nhà nước
– Chi đầu tư phát triển gồm:
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án theo các lĩnh vực được quy định;
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương và địa phương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
– Chi dự trữ quốc gia.
– Chi thường xuyên cho các lĩnh vực:
+ Quốc phòng;
+ An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
+ Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin;
+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
+ Sự nghiệp thể dục thể thao;
+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
+ Các hoạt động kinh tế;
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội
+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
– Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh vay.
– Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ, tổ chức ngoài nước.
– Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
– Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
– Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
– Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
3. Bội chi ngân sách nhà nước
– Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:
+ Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;
+ Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.
4.Tổng mức vay của ngân sách nhà nước
– Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
– Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.
– Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
– Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.
>>>Xem thêm Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước là gì?
Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi
Luật quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định về các trường hợp thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi. [...]
Điều kiện để người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
Kể từ ngày 01/7/2020, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 [...]