Phạm vi thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật
Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn cho hành vi đại diện của người đại diện. Vậy pháp luật dân sự quy định thế nào về nội dung này?
Khái niệm phạm vi thẩm quyền đại diện
Người đại diện thực hiện hành vi nhân danh người được đại diện. Bởi vậỵ, cần phải cớ một giới hạn nhất định cho hành vi đó. Giới hạn này là phạm vi thẩm quyền đại diện. Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba.
Quy định về phạm vi thẩm quyền đại diện
Khoản 1 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định phạm vi đại diện, theo đó, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Điều lệ của pháp nhân;
– Nội dung ủy quyền;
– Quy định khác của pháp luật.
Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo các nội dung nêu trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tuỳ thuộc vào quan hệ đại diện là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyền, phạm vi thần quyền đại diện được xác định khác nhau.
Đại diện theo pháp luật
Thẩm quyền đại diện của những người dại diện theo pháp luật được pháp luật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử người đại diện của cơ quan được nhà nước có thẩm quyền. Việc xác lập đại diện này thường không phụ thuộc vào ý chí của người được đại diện. Người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền xác lập,Thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợí ích của nguôi đuợc đại diện, trừ trường hợp pháp luât quy đính khác hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định khác.
Trong trường hợp đại điện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cố một số nét đặc biệt riêng: Chính người bị hạn chế năng lục hành vi dân sự vẫn trục tiếp tham gia giao kết hợp đổng, nhưng với sự chấp thuận của người đại diện. Người đại diện chỉ đóng vai trò giám sát, đồng ý hay không đồng ý cho xác lập giao dịch. Nếu giao địch dó không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chính người đại điện, của những người thân thích trong gia đinh của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện cho phép người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiên giao dịch.
Đại diện theo uỷ quyền
Phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo uỷ quyền được xác định trong chính văn bản uỷ quyền. Người đại diện theo uỷ quyền chỉ được thục hiện hành vi pháp lý trong khuôn khổ văn bản uỷ quyền quy đinh. Việc xác lập văn bản uỷ quyền và giải quyết các tranh chấp phát sinh phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật vể hợp đổng uỷ quyển.
Thông báo việc đại diện
Để bảo vệ lợi ích chính đáng cho người thứ ba, là người xác lập giao dịch dân sự với người đại diện, pháp luật quy định nghĩa vụ của Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.(khoản 4 Điều 141 BLDS). không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (khoản 3 Điều 141 BLDS). Quy định này nhằm ngăn ngừa và loại trừ những giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện có thể đem lại hậu quả bất lợi cho người được đại diện.
Ý nghĩa của việc xác định phạm vi thẩm quyền đại diện
Việc xác định phạm vi thẩm quyền đại diện có ý nghĩa quan trọn. Người đại diện xác lập,thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người được đại diện. Trường hợp không có thẩm quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện thì về nguyên tắc người đại diện phải tự chịu trách nhiệm (Điều 142, Điều 143 BLDSvề hậu quả của giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại điện xấc lập, thực hiện hoặc do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện).
Trên đây là nội dung Phạm vi thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey
Trung tâm lưu tâm lưu ký chứng khoán hoạt động như thế nào?
Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các [...]
Chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội
Có thể chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội không? Phải giải quyết trường hợp này như [...]