Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý 2017
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Vậy phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định hiện nay như thế nào?
Khái niệm trợ giúp pháp lý
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý
Điều 26 Luật trợ giúp pháp lý quy định về phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
– Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;
+ Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;
+ Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.
– Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.
– Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.
Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý
Khoản 1 Điều 27 Luật trợ giúp pháp lý quy định trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:
1. Tham gia tố tụng
Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý và pháp luật về tố tụng.
Khi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Lưu ý: Việc cử người tham gia tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.
2. Đại diện ngoài tố tụng
Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.
Lưu ý: Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.
3. Tư vấn pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản thì người tiếp nhận hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật ngay cho người được trợ giúp pháp lý.
Trên đây là nội dung Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý 2017 Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý là ai?
Chỉ thị 16 về phòng chống dịch Covid-19: 6 nội dung đáng chú ý
Sau đây là 06 nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch [...]
Mức thuế suất cho thuê nhà nghỉ là bao nhiêu theo quy định pháp luật
Những điều cần biết về vấn đề cho thuê nhà nghỉ có mức thuế suất như thế nào theo quy định pháp luật Việt Nam hiện [...]