Phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự
Đối với các thủ tục hành chính có liên quan đến yếu tố nước ngoài, các giấy tờ cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự mới có giá trị sử dụng.
Tuy nhiên, hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự có nhiều điểm tương đồng nên dễ bị nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng phân biệt hai thủ tục pháp lý này.
Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 111/2011/NĐ-CP
– Thông tư số 01/2012/TT-BNG
1.Chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rõ: chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đều là việc thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam; đều chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ. Tuy chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự có sự giống nhau như vậy nhưng điểm lưu ý đáng để phân biệt hai thủ tục này đó là:
– Chứng nhận lãnh sự là chứng nhận giấy tờ, tài liệu của Việt Nam. Mục đích là để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài
– Hợp pháp hóa lãnh sự là chứng nhận giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu chứ không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ tài liệu.
>>> Xem thêm Phân biệt giữa công chứng và chứng thực theo quy định pháp luật
2.Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
– Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.
Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan của Bộ Ngoại giao được giao thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước. Trên cơ sở xem xét nhu cầu và điều kiện cán bộ, cơ sở vật chất của từng địa phương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định ủy quyền cho Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự và trả kết quả.
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
>>> Xem thêm Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản
3.Hồ sơ xin chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
Tuy có điểm tương đồng về cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hồ sơ xin chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự vẫn có những điểm khác biệt sau đây:
Chứng nhận lãnh sự | Hợp pháp hóa lãnh sự | |
Hồ sơ xin chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao | – 1 tờ khai chứng nhận lãnh sự (theo mẫu) – Giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu. – Bản chụp giấy tờ tùy thân không phải chứng thực trong trường hợp nộp qua bưu điện – Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, – 1 bản chụp giấy tờ, tài liệu để lưu lại tại Bộ Ngoại giao | – 1 tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự (theo mẫu) – Bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp – 1 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện – Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận – 1 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên – 1 bản chụp các giấy tờ, tài liệu để lưu tại Bộ Ngoại giao |
Hồ sơ xin chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài | – 1 tờ khai đề nghị chứng nhận lãnh sự (theo mẫu) – Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp – 1 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện – Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, đã đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chứng nhận – 1 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Cơ quan đại diện. | – 1 tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự (theo mẫu) – Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp – 1 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện – Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm; – 1 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên; – 1 bản chụp các giấy tờ, tài liệu để lưu tại Cơ quan đại diện. |
>>> Xem thêm Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Trường hợp miễn, giảm phạt vi phạm hành chính về thuế
Sau đây LawKey xin gửi tới bạn đọc những điều cần biết về các trường hợp được miễn, giảm phạt vi phạm hành chính [...]
Xử phạt hành vi vi phạm lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
LawKey xin gửi đến bạn đọc những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý về mức xử phạt hành vi vi phạm lạm dụng vị trí [...]