Phân biệt khởi tố vụ án và khởi tố bị can theo quy định pháp luật hiện hành
Thuật ngữ khởi tố vụ án và khởi tố bị can khiến nhiều người bị nhầm lẫn. LawKey xin phân biệt khởi tố vụ án và khởi tố bị can ở bài viết dưới đây, để giúp bạn đọc có thêm thông tin và kiến thức về hai thủ tục tố tụng này.
Khái niệm khởi tố vụ án và khởi tố bị can
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ theo Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
+ Tố giác của cá nhân;
+ Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
+ Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
+ Người phạm tội tự thú.
Khởi tố bị can là hoạt động điều tra do cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi có căn cứ xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội.
Để ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải có đủ chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, làm rõ đó là tội phạm gì, quy định ở điều khoản nào của BLHS; xác định rõ lí lịch của người thực hiện hành vi phạm tội.
Phân biệt khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can
Tiêu chí | Khởi tố vụ án | Khởi tố bị can |
Đối tượng khởi tố | Là hành vi có dấu hiệu phạm tội. Cụ thể: là nếu phát hiện một người có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, nhằm phát hiện tội phạm; ngăn chặn người thực hiện hành vi tấu tán chứng cứ,… | Là người hoặc pháp nhân có hành vi phạm tội cụ thể. Cụ thể là: khi cơ quan điều tra phát hiện người có dấu hiệu phạm tội, đã khởi tố vụ án, điều tra và xác định cá nhân, pháp nhân đó có hành vi phạm tội cụ thể thì ra quyết định khởi tố bị can. |
Căn cứ khởi tố | Căn cứ Điều 143 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những 06 yếu tố sau: 1. Tố giác của cá nhân; 2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; 3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; 4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; 5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; 6. Người phạm tội tự thú. | Căn cứ Điều 8 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì yêu tố để cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm 04 yếu tố sau: – Mặt khách quan; – Mặt chủ quan; – Chủ thể; – Khách thể. |
Thời điểm khởi tố | Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm, được cơ quan điều tra xác minh và có căn cứ khởi tố, sau khi khởi tố sẽ điều tra thêm chứng cứ. Căn cứ Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015. | Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Căn cứ Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. |
Giai đoạn giải quyết | Gồm có 04 giai đoạn giải quyết như sau: – Khởi tố – Điều tra – Truy tố – Xét xử. | Gồm có 02 giai đoạn giải quyết như sau: – Điều tra – Truy tố |
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố | Có 04 cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án như sau: – Cơ quan điều tra – Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra – Viện kiểm sát – Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm. Căn cứ Điều 153 Luật tố tụng hình sự 2015. | Có 03 cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can như sau: – Cơ quan điều tra – Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra – Viện kiểm sát Căn cứ Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. |
Trên đây là nội dung bài viết phân biệt khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Hộ gia đình là gì? theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
Hộ gia đình là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Vậy hiểu về khái niệm Hộ gia đình là gì? Quy định tại [...]
Cầm cố tài sản là gì? theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay
Cầm cố tài sản là gì? Pháp luật dân sự quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố [...]