Phân biệt lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên. Vậy có điểm gì khác nhau giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn?
1.Lãi suất tái chiết khấu là gì?
– Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi.
– Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017 : Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
– Đây là lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán, được ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ.
2.Lãi suất tái cấp vốn là gì?
– Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó ngân hàng nhà nước áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại.
– Theo quy định tại Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
– Ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại qua các hình thức:
+ Cho vay lại
+ Chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá …
3.Phân biệt lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn
– Giống nhau: Tài sản thế chấp đều là các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn…Hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn đều do Ngân hàng nhà nước thực hiện, nhằm cung cấp khoản vay, cấp vốn cho ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.
– Khác nhau
(1) Đối tượng áp dụng
+ Lãi suất tái chiết khấu: Các giấy tờ có giá
+ Lãi suất tái cấp vốn: Các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại
(2) Tài sản dùng để thế chấp: Mặc dù tài sản dùng để thế chấp đều là giấy tờ có giá, nhưng lãi suất tái chiết khấu áp dung đối với các giấy tờ có giá có độ rủi ro thấp hơn như: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, … Còn lãi suất tái cấp vốn áp dung đối với các giấy tờ có giá có độ rủi ro cao hơn trái phiếu Chính quyền địa phương
>>>Xem thêm Các loại lãi suất theo quy định pháp luật hiện nay
Đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác nhau như thế nào?
Đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đều kinh doanh bảo hiểm. Vậy đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi [...]
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Khi đủ điều kiện buôn bán phân bón, tổ chức, cá nhân làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán [...]