Phân biệt thuế, phí và lệ phí theo quy định pháp luật
Phí và lệ phí là 2 khái niệm thường bị nhầm lẫn ngay cả đối với những người học luật, vậy làm sao để phân biệt phí, lệ phí? Bài viết dưới đây LawKey sẽ đưa ra một số nội dung phân biệt thuế, phí và lệ phí như sau:
1. Giống nhau giữa thuế, phí và lệ phí
Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý.
2. Khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí
Tiêu chí | Thuế | Phí | Lệ phí |
Khái niệm | Là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. VD: thuế thu nhập cá nhân; thuế môn bài, thuế tài nguyên | Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công (khoản 1, điều 3, luật phí và lệ phí) VD: học phí, viện phí trong các cơ sở công lập | Là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước (Khoản 2, điều 3, luật phí và lệ phí) VD: lệ phí trước bạ, lệ phí tòa án, lệ phí cấp giấy phép xây dựng… |
Cơ sở pháp lý | Được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật có hiệu lực pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành là Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự ban hành chặt chẽ (Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết): Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật thuế BVMT, Luật thuế GTGT,… | Luật phí và lệ phí 2015 | |
Vai trò | Là khoản thu chủ yếu, quan trọng, chiếm trên 90% các khoản thu cho Ngân sách nhà nước. Tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia | Là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ đủ chi dùng cho các hoạt động phát sinh từ phí. Nguồn thu này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan… | |
Tính đối giá | Không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. | Mang tính đối giá rõ ràng và hoàn trả trực tiếp cho người nộp. | |
Tính bắt buộc | Mang tính bắt buộc đối với cả người nộp và cơ quan thu thuế. | Chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp. | |
Tên gọi | Mỗi luật thuế đều có mục đích riêng, tuy nhiên đa số các sắc thuế tên gọi không phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính thuế (Thuế môi trường – Không nhằm mục đích 100% là cải tạo môi trường) | Tên gọi của từng loại phí, lệ phí phản ánh đầy đủ mục đích sử dụng của loại phí, lệ phí đó (Ví dụ: Phí công chứng – vì sử dụng dịch vụ công chứng, phí trước bạ – vì thực hiện thủ tục trước bạ…) | |
Phạm vi áp dụng | Áp dụng không có giới hạn, không có sự khác biệt giữa các đối tượng, các vùng lãnh thổ mà áp dụng hầu hết đối với các cá nhân, tổ chức. | Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng. Chỉ những cá nhân, tổ chức có yêu cầu cung cấp dịch vụ công mới phải nộp. | |
Việc thu nộp | Được nộp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước. Việc thu thuế do cơ quan thuế thực hiện. | Thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan Nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Nếu cơ quan Nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước. Phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ để trang trải chi phí hoạt động. | Được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. |
Trên đây là nội dung tư vấn về Phân biệt thuế, phí và lệ phí LawKey gửi đến bạn đọc, cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
Bảng cân đối kế toán là gì? Nội dung của bảng cân đối kế toán?
Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn của doanh nghiệp. Vậy bảng cân đối kế toán [...]
Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Đối tượng nào thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế? Thủ tục đăng ký sử dụng [...]