Phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế
Phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế trong quản lý thuế được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ai là người nộp thuế?
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Quản lý thuế 2019 thì người nộp thuế bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
- Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
Phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế trong quản lý thuế
Mức độ rủi ro của người nộp thuế trong quản lý thuế được phân loại như sau:
Phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế là doanh nghiệp
Mức độ rủi ro là tính nghiêm trọng của rủi ro được xác định dựa trên sự kết hợp giữa tần suất và hậu quả của rủi ro.
Việc phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế là doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Phân loại mức độ rủi ro tổng thể
♠ Người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:
- Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp.
- Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp.
- Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình.
- Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao.
- Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao.
♠ Mức độ rủi ro người nộp thuế được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư 31/2021/TT-BTC.
♠ Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp
- Đối với người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao áp dụng các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư 31/2021/TT-BTC;
- Theo yêu cầu công tác quản lý thuế trong từng thời kỳ, người nộp thuế thuộc các mức rủi ro có thể tiếp tục được phân loại rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại (2).
(2) Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế
♠ Mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại theo một trong các mức sau:
- Rủi ro cao.
- Rủi ro trung bình.
- Rủi ro thấp.
♠ Mức độ rủi ro người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng mức độ rủi ro người nộp thuế tại (1) và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư 31/2021/TT-BTC.
♠ Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro:
Kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế trong từng nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại Chương IV Thông tư 31/2021/TT-BTC.
Phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế là cá nhân
Cụ thể tại Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế là cá nhân như sau:
♠ Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:
- Rủi ro cao.
- Rủi ro trung bình.
- Rủi ro thấp.
♠ Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư 31/2021/TT-BTC.
♠ Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế là cá nhân:
Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế quy định tại Điều 15 Thông tư 31/2021/TT-BTC.
Phương pháp phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế trong quản lý thuế
Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được xác định theo một hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây:
- Phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm.
- Phương pháp học máy.
- Phương pháp xếp hạng theo danh mục.
(Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BTC)
>>Xem thêm: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế các khoản thu về đất, lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ
Trên đây là bài viết về: Phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Hóa đơn điện tử là gì theo quy định của pháp luật hiện hành?
Hiện nay, việc sử dụng hóa đơn điên tử thay cho hóa đơn giấy ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa [...]
Các nguyên tắc lập hóa đơn trong hoạt động kinh doanh
Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh đối với công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng là một [...]