Phân loại nhãn hiệu
Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Phân loại nhãn hiệu cho phép xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu và ảnh hưởng tới việc xác định chế độ pháp lý đối với từng loại nhãn hiệu. Lawkey sẽ đưa ra một số nội dung về phân loại nhãn hiệu dưới đây.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Việc phân loại nhãn hiệu có thể căn cứ vào một số khía cạnh, cụ thể:
Căn cứ vào dấu hiệu của nhãn hiệu
Nhãn hiệu chữ
Nhãn hiệu chữ bao gồm những dấu hiệu là các từ, sự kết hợp giữa các chữ cái có thể phát âm, cụm từ, câu, những đơn vị tiếng khác cũng như sự kết hợp giữa chúng. Những dấu hiệu là từ ngữ phổ biến hơn do những đặc tính phân biệt có thể có trong ý nghĩa của những từ ngữ.
VD: ADIDAS, NIKE, Puma,..
Nhãn hiệu hình
Nhãn hiệu hình bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không gian ba chiều).
Nhãn hiệu kết hợp
Nhãn hiệu kết hợp là nhãn hiệu có sự kết hợp cả cả từ ngữ và hình ảnh. Những nhãn hiệu này có thể được thể hiện đen trắng hoặc kết hợp cả màu sắc.
Căn cứ vào vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu
Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa
Là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu này có thể được gắn ngay trên chính hàng hóa hay trên bao bì của hàng hóa đó. Hàng hóa được hiểu là những vật phẩm có nguồn gốc tự nhiên hay được sản xuất, chế tạo để bán. Các hàng hóa đang lưu thông trên thị trường hiện nay chủ yếu là sản phẩm của lao động, còn những hàng hóa có nguồn gốc tự nhiên thì không nhiều
Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ
Là những dấu hiệu để phân biệt dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. Dịch vụ được hiểu là các hoạt động thực tế được thực hiện theo yêu cầu hay vì lợi ích của bên thuê dịch vụ. Khái niệm dịch vụ được hiểu là những dịch vụ độc lập bao gôm một hay nhiều hành vi cụ thể để thực hiện một yêu cầu nhất định, qua đó mang lại lợi ích của chủ thể phía bên kia.
Ví dụ: Việc sửa chữa đồ điện là một hoạt động dịch vụ nhưng việc sửa chữa các sản phẩm đồ điện từ một quan hệ mua bán đã được thiết lập thông qua khâu bảo hành thì không phải là một quan hệ dịch vụ.
Nhãn hiệu dịch vụ thường dược gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng dịch vụ đó có thể dễ dàng nhận biết. Trong điều kiện đời sống kinh tế vật chất ngày càng được nâng cao như hiện nay thì các loại hình dịch vụ ngày càng trở lên phong phú, tăng cả về số lượng, chất lượng và mức độ cạnh tranh giữa các loại dịch vụ cũng trở nên gay gắt.
Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. (Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
Nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.(Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
Nhãn hiệu liên kết
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.(Khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
Nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Khoản 120Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
Trên đây là nội dung về Phân loại nhãn hiệu Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Hình thức và nội dung của hợp đồng sử dụng quyền tác giả
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được quy định chi tiết tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Tuy nhiên, tổ [...]
Phân loại tác giả
Việc xác định các loại tác giả có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi quyền của tác giả trong từng trường [...]