Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, Tùy thuộc vào giá trị, các đặc tính tự nhiên cũng như xã hội, ý nghĩa pháp lý của chúng trong giao lưu dân sự người ta phân biệt các loại vật khác nhau. Ngoài việc phân loại vật thành bất động sản và động sản, BLDS còn có những cách phân loại vật dưới đây
Hoa lợi và lợi tức
Dựa vào các căn cứ khác nhau trong việc “gia tăng tự nhiên” của tài sản, Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) dã phân chia thành hoa lợi và lợi tức.
– Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.. Ví dụ: Hoa quả của công tyy, trứng do gia cầm đẻ ra, gia sức nhỏ do mẹ chúng sinh ra.
– Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.. Thông thường, lợi tức được tính ra thành một số tiền nhất định. Ví dụ: Khoản tiền thu được từ việc cho thuê nhà, tiền lãi thu được từ việc cho vay tài sản.
Vật chính và vật phụ
Trên phương diện vật lý, các vật này cố thể tách rời nhau nhưng giá trị và ý nghĩa kinh tế thì một vật chỉ có thể cố giá trị khi đi kèm với vật kia.
– Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Ví dụ: Máy ảnh là vật chính còn vỏ máy ảnh là vật phụ.
– Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.. Ví dụ: Bộ phận điều khiến từ xa của tivi, video; các dụng cụ (đổ nghé) đế sửa chữa ô tô.
Theo nguyên tắc chung, vật chính và vật phụ là đối tượng thống nhất, nếu các bên không cố thoả thuận gì khác, thì vật phụ phải đi kèm vật chính khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính. Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận khác: chỉ vật chính hoặc vật phụ. Đương nhiên, không thể coi là vật phụ nếu bản thân nó là một bộ phận cấu thành của vật chính, như lốp ô tô đang sử dụng của một cái ô tô, nhưng lốp để dự phòng xe lại có thể được coi là vật phụ.
Vật chia được và vật không chia được
Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: Xăng, dầu, gạo có thể phân chia thành nhiều phần khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng.
Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: Giường tủ, đồng hồ, xe máy, xe đạp… Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
Người nào giữ vật phải trả cho người kia số tiền cố giá trị tương đương với phần của họ.
Trong quan hệ dân sự, việc phân loại vật chia được và không chia được mang tính tương đối. Các đối tượng của quan hệ dân sự trong trường hợp này là vật không chia được nhưng trường hợp khác là vật chia được. Ví dụ:nhà ở và đất đai. Khi phân chia di sản nếu nhà ở và đất ở chia ra được thành hai hay nhiều phần mà các chù sở hữu đéu sừ dụng được thì nhà ở và đất ở là vật chia được….
Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Về phương diện vật lý, mọi vật khi sử dụng đều bị hao mòn (tiêu hao). Trong pháp lý, Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Nó giảm trọng lượng hoặc đã biến đổi sang vật khác. Ví dụ: Phim ảnh, xi măng, vỡi, cổt, Xăng dầu.
Vì vậy Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.
Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: Nhà ở, các loậí xc và mây móc, các công cụ khác…
Vật cùng loại và vật đặc định
Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường và thường được xác định hằng những đơn vị đo lường như kg, m, lít…
Ví dụ: Xăng dầu cùng loại gạo, xi mãng cùng loại của một nhà máy sản xuất…
Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.. Theo nguyên tắc chung, nếu vật cùng loại bị tiêu huỷ có thể thay thế nó bằng vật cùng loại khác. Vật đặc định là những vật có thể phân biệt với vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của vật đó với ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
Trong vật đặc định, người ta xác định vật độc nhất (không có vật thứ hai) và vật đặc định hóa. Khi vật đặc định độc nhất bị tiêu huỷ, thì không thể thay thế bằng vật khác, quan hệ pháp luật về sở hữu đối với vật cũng chấm dứt. Vi dụ: Bức tranh cổ của một họa sỹ, các loại đổ cổ quý hiếm v.v. Còn vật được đặc định hóa là trong các vật cùng loại người ta tách nó ra bằng một dấu hiệu do con người đặt ra: Đánh dấu đồ vật bàng những ký hiệu riêng biệt, lứa đóng vào bao riêng, thực phẩm để trong những dụng cụ riêng. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định, thi phải chuyển giao đúng vật đó.
Vật đồng bộ
Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
Ví dụ: Bộ bàn ghế, bộ tem thư, bộ tranh, các thiết bị đổng bộ…
Có thể coi là vật đồng 1 bộ là những vật có đôi: Đôi giầy, đôi dép, đôi găng tay… Theo nguyên tắc chung, vật đồng bộ là đối tượng thống nhất trong các giao dịch dân sự. Vì vậyKhi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tuy nhiên,các bên có thể thoả thuận từng vật trong bộ đó để chuyển giao riêng biệt: Một cái ghế hoặc chỉ một cái bàn.
Quyền tài sản
Theo quy định của Điều 115 BLDS, Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Chỉ những quyền nào (quyền yêu cầu) trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao cho người khác trong giao lưu dân sự thì mới được coi là quyền tài sản. Nghĩa là, nó có thể trở thành đối tượng của một hợp đồng dân sự cụ thể. Vì vậy, pháp luật quy định quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Ngoài ra, năng lượng được xem là một loại vật đặc biệt. Nó không có hình dạng và không thể quan sát được nếu không có những phương tiện kỹ thuật chuyên dụng. Việc chiếm hữu và chuyển giao được thực hiện theo một phương thức riêng. Nó được coi là vật cùng loại được xác định bằng kilo oát/giờ và là đối tượng trong các hợp đồng cung ứng điện năng.
Trên đây là nội dung Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Quy định về mức bồi thường đối với người bị bệnh nghề nghiệp
Quy định về mức bồi thường đối với người bị bệnh nghề nghiệp được ghi nhận tại Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ [...]
Phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài
Để được phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài (NN) tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị điện lực [...]