Phân phối lợi nhuận của tổ chức tín dụng thực hiện như thế nào?
Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp,…), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân phối lợi nhuận.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Nghị định 93/2017/NĐ-CP
1.Phân phối lợi nhuận đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
– Lợi nhuận của tổ chức tín dụng sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:
a) Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).
b) Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
– Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản quy định được phân phối theo thứ tự sau:
a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;
b) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính;
c) Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;
d) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong tổ chức tín dụng
đ) Trích quỹ thưởng người quản lý tổ chức tín dụng, kiểm soát viên:
e) Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ được nộp về ngân sách nhà nước.
2. Phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân)
– Lợi nhuận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:
a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
b). Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính.
c) Trích tối thiểu 20% vào quỹ đầu tư phát triển.
– Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản quy định được phân phối theo thứ tự sau:
a) Đối với Ngân hàng Hợp tác xã:
Tối thiểu trước 30 ngày tổ chức đại hội thành viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại Ngân hàng phải xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam việc phân chia phần lợi nhuận còn lại trước khi biểu quyết tại đại hội thành viên.
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân: Việc phân phối phần lợi nhuận còn lại thực hiện theo quy định của Luật hợp tác xã và Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Lợi nhuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:
– Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).
– Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vào quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính.
– Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tối thiểu trước 30 ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông, người đại diện phần vốn nhà nước tại ngân hàng phải xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam việc phân chia phần lợi nhuận còn lại trước khi biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải lấy ý kiến thống nhất với Bộ Tài chính việc phân chia phần lợi nhuận còn lại để chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại ngân hàng biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
>>>Xem thêm Ghi nhận doanh thu của tổ chức tín dụng như thế nào?
Hồ sơ xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp khi người nộp thuế chậm nộp tiền thuế
Trong một số trường hợp, người nộp thuế chậm nộp tiền thuế được xóa nợ tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp. [...]
Phương pháp và trách nhiệm ghi Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Phương pháp và trách nhiệm ghi Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Mẫu số 04 -TSCĐ) Mục đích: Xác nhận việc đánh [...]