Phán quyết trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại
Phán quyết trọng tài là kết quả cuối cùng trong giải quyết tranh chấp thương mại (bằng trọng tài). Vậy phán quyết trọng tài cần tuân thủ những quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý: Luật trọng tài thương mại năm 2010
1.Nguyên tắc ra phán quyết
– Hội đồng trọng tài ra phán quyết bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
– Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
2. Nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài
– Phán quyết phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
b) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
c) Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;
d) Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
đ) Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ;
g) Thời hạn thi hành;
h) Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
i) Chữ ký của Trọng tài viên.
– Khi có Trọng tài viên không ký tên, Chủ tịch Hội đồng trọng tài (HĐTT) phải ghi việc này trong phán quyết và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, phán quyết vẫn có hiệu lực.
– Phán quyết được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
– Phán quyết là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày ban hành và gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc HĐTT vụ việc cấp bản sao.
3.Sửa chữa và giải thích phán quyết; phán quyết bổ sung
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu HĐTT sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp Hội đồng trọng tài thấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu HĐTT giải thích về điểm cụ thể hoặc phần nội dung nhưng phải thông báo ngay cho bên kia. Nếu HĐTT thấy rằng yêu cầu này là chính đáng thì phải giải thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nội dung giải thích này là một phần của phán quyết.
– Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, một bên có thể yêu cầu HĐTT ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi và phải thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu HĐTT cho rằng yêu cầu này là chính đáng thì ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
>>>Xem thêm Phiên họp giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Trên đây là những tư vấn của Lawkey về phán quyết trọng tài. Nếu còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.
Trình tự, thủ tục đăng ký người giám hộ
Người giám hộ là gì? Trình tự, thủ tục đăng ký người giám hộ được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu [...]
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của luật quản lý ngoại thương
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG Điều VI của Hiệp định [...]