Pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ quyền của trẻ em được nhận làm con nuôi
Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về nguyên tắc, mục đích, điều kiện nuôi con nuôi,..Bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ nuôi con nuôi là việc làm xuyên suốt trong các giai đoạn xác lập, thực hiện và chấm dứt việc nuôi con nuôi. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lawkey tìm hiểu pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ quyền của trẻ em được nhận làm con nuôi.
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
Khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
Gia đình gốc là gia đình ruột thịt của đứa trẻ, trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ để đảm bảo sự phát triển toàn diện.
Đối với những trẻ em bị bỏ rơi không rõ nguồn gốc cần có thời gian xác định nguồn gốc của trẻ và đảm bảo khả năng cao nhất là trẻ có thể được cha mẹ đẻ nhận con
Việc nuôi con phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội
Việc nhận nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội là một yêu cầu xuyên suốt của việc nuôi con nuôi.
Chỉ cho làm con người nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước
Nếu việc nuôi dưỡng trong phạm vi gia đình không thể thực hiện được thì phải tính đến các biện pháp chăm sóc thay thế ở trong nước, trong đó có việc nuôi con nuôi. Chỉ sau khi xem xét thỏa đáng các giải pháp trong nước mà vẫn không tìm được gia đình cho trẻ ngay tại quốc gia của trẻ thì mới tính đến việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, và việc đó phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Việc di chuyển trẻ em đến một môi trường hoàn toàn mới, có sự khác biệt về ngôn ngữ và phong tục tập quán… là điều khó khăn vs trẻ.
Mục đích của việc nuôi con nuôi
Điều 2 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:
“Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho con nuôi được nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.”
Pháp luật đã quy định về mục đích của việc nuôi con nuôi, nhằm đảm bảo quyền của trẻ em – những người thiếu may mắn không được sống trong gia đình gốc của mình.
Điều kiện của việc nuôi con nuôi
Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi
Người nhận nuôi con nuôi cũng có thể là một cặp vợ chồng cũng có thể là một người độc thân là nam hoặc nữ, có điều kiện nuôi con theo pháp luật.
Điều kiện của người nhận con nuôi trong Luật Nuôi con nuôi được kế thừa quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình, bao gồm một số điểm như:
– “Năng lực hành vi đầy đủ” đảm bảo ý chí tự nguyện của người nhận nuôi cũng như khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục của bố mẹ nuôi;
– Từ cách đạo đức tốt là rất có ý nghĩa vì tư cách đạo đức của cha mẹ nuôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
– Điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Điều kiện này không áp dụng đối với trường hợp cha dượng (mẹ kế) nhận con riêng của vợ (chồng) làm con nuôi hoặc cô, dì, chú, bác ruột nhận cháy làm con nuôi.
Điều kiện của người được nhận làm con nuôi
Khoản 2 Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định những người từ đủ 18 tuổi đến dưới 18 tuổi được nhận làm con nuôi của cha dượng, mẹ kế hoặc của cô, cậu, dì, chú, bác ruột làm con nuôi. Quy định này góp phần giúp trẻ được sống trong gia đình có mối quan hệ huyết thống hoặc gia đình có quan hệ họ hàng.
Luật Nuôi con nuôi không quy định trường hợp làm con nuôi của người già yếu, cô đơn là nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho trẻ vì sự chênh lệch về tuổi tác là trở ngại không tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ, hơn nữa đây đúng hơn là quan hệ chăm sóc phụng dưỡng, không phù hợp với mục đích nuôi con nuôi.
Bảo vệ quyền trẻ em trong quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi
Luật Nuôi con nuôi đã có những quy định mới rất tiến bộ so với pháp luật thời kỳ trước, thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới tình hình đời sống cũng như sự phát triển của trẻ em:
– Luật Nuôi con nuôi năm 2010 tại Điều 11 đã quy định phải bảo đảm quyền được biết về nguồn gốc của trẻ em.
– Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm thông báo tình hình phát triển của con nuôi “sáu tháng một lần trong thời hạn ba năm”, nhằm nắm bắt tình hình, sự phát triển của trẻ cũng chính là để bảo vệ quyền lợi cho trẻ.
Pháp luật cũng quy định chặt chẽ về việc xử lý vi phạm quyền trẻ em trong quan hệ nuôi con nuôi. Cụ thể, Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định các hành vi bị cấm, ngoài ra Bộ luật hình sự năm 2015 cũng quy định những chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
>xem thêm: Mức phạt hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
Trên đây là nội dung về Pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ quyền của trẻ em được nhận làm con nuôi LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp.
Nghi can trong vụ án đã chết thì có khởi tố bị can không?
Nhiều vụ án sau khi xảy ra, nghi can đã qua đời vì cố ý hoặc lí do khách quan. Vậy pháp luật quy định xử lý vụ án như [...]
Tổ chức giam giữ phạm nhân theo quy định hiện nay
Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân theo quy định hiện nay như thế nào? Những đối tượng nào được giam giữ riêng? Luật [...]