Quy định về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
Phát hành giấy tờ có giá là một trong những hình thức huy động vốn của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 34/2013/TT-NHNN
– Thông tư 16/2016/TT-NHNN
1.Đối tượng phát hành và đối tượng mua giấy tờ có giá
– Đối tượng phát hành
a) Ngân hàng thương mại.
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
c) Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ tổ chức.
d) Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam phát hành theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động.
– Đối tượng mua
a) Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối tượng mua giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.
b) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng là cổ đông hiện hữu của tổ chức tín dụng phát hành thì được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức tín dụng đó trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần.
2.Hình thức phát hành
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh.
– Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh.
– Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
3. Các nội dung của giấy tờ có giá
– Nội dung bao gồm:
a) Tên tổ chức phát hành;
b) Tên gọi (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền);
c) Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
d) Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi
e) Ghi rõ giấy tờ có giá ghi danh, vô danh;
g) Đối với giấy tờ có giá ghi danh phải ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức); tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua giấy tờ có giá (nếu người mua là cá nhân);
h) Đối với trái phiếu chuyển đổi phải ghi rõ thời hạn chuyển đổi trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu;
i) Đối với trái phiếu kèm chứng quyền phải ghi rõ điều kiện được mua cổ phiếu phổ thông của người sở hữu chứng quyền, số lượng cổ phiếu được mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và trách nhiệm khác của người nắm giữ chứng quyền;
k) Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
l) Phiếu trả lãi kèm theo giấy tờ có giá phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số sê-ri, mệnh giá), lãi suất, số tiền được lĩnh, kỳ hạn lĩnh lãi;
m) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc người được ủy quyền theo quy định pháp luật và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
n) Các nội dung khác có liên quan.
– Giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao.
5. Đồng tiền phát hành, thanh toán và mệnh giá của giấy tờ có giá
– Giấy tờ có giá được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.
– Mệnh giá tối thiểu là một trăm nghìn (100.000) đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.
– Mệnh giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.
– Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.
–Mệnh giá phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.
6. Lãi suất
– Lãi suất do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định phù hợp với lãi suất thị trường và quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Trong thời hạn phát hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động điều chỉnh lãi suất phù hợp với quy định về điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
>>>Xem thêm Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường
Quyền và nghĩa vụ các bên trong tư vấn, quản lý bất động sản
Quyền và nghĩa vụ các bên trong tư vấn, quản lý bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 [...]
Có phải đóng bảo hiểm cho lao động đang hưởng lương hưu?
Có phải đóng bảo hiểm cho người đang hưởng lương hưu .Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định số [...]