Phiên họp giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Phiên họp giải quyết tranh chấp là một trong những bước quan trọng khi giải quyết tranh chấp thương. Vậy pháp luật quy định về phiên họp này như thế nào?
Căn cứ pháp lý: Luật trọng tài thương mại năm 2010
1.Chuẩn bị phiên họp
– Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
– Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, giấy triệu tập tham dự phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
2. Thành phần, thủ tục phiên họp
– Phiên họp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
– Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
>>>Xem thêm Thành lập Hội đồng Trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại
3. Việc vắng mặt của các bên
– Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.
– Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
– Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp mà không cần sự có mặt của các bên.
Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên họp và thông báo kịp thời cho các bên.
– Thời hạn hoãn phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
4.Hoà giải, công nhận hòa giải thành
– Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
– Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.
– Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Xem thêm Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Quy định về trọng tài viên và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Trên đây là những tư vấn của Lawkey về phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nếu còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.
Thủ tục giảm trùng bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành
Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư, tôi có hai sổ bảo hiểm xã hội và tham gia ở hai công ty khác nhau. Một sổ tôi tham gia từ [...]
Thủ tục miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại hiện nay
Điều kiện miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại là gì? Thủ tục miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại được [...]