Phóng hỏa giết người đi tù mấy năm?
Người có hành vi cố ý phóng hỏa giết người sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phóng hỏa giết người đi tù mấy năm?
Đối với người cố ý phóng hỏa giết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (Lưu ý: Tùy vào từng trường hợp vi phạm cụ thể mà hành vi cố ý phóng hỏa giết người có thể bị truy cứu thêm về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)). Cụ thể như sau:
Tội giết người
♦ Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
Giết 02 người trở lên;
Giết người dưới 16 tuổi;
Giết phụ nữ mà biết là có thai;
Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
Thuê giết người hoặc giết người thuê;
Có tính chất côn đồ;
Có tổ chức;
Tái phạm nguy hiểm;
Vì động cơ đê hèn.
♦ Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
♦ Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
♦ Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
♦ Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
♦ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Để che giấu tội phạm khác;
- Vì lý do công vụ của người bị hại;
- Tái phạm nguy hiểm.
♦ Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
♦ Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
♦ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
♦ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự 2015 quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
♦ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
♦ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
>>Xem thêm: Nộp tiền án phí hình sự ở đâu?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Quy định pháp luật về quỹ đầu tư bất động sản
Quỹ đầu tư bất động sản là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư thông qua việc mua chứng chỉ quỹ phát hành, [...]
Xây dựng nhà gây thiệt hại theo quy định bồi thường thế nào?
Bồi thường khi xây dựng nhà gây thiệt hại được quy định thế nào? Những chủ thể nào có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt [...]