Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán là gì?
Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của thị trường, đồng thời bảo vệ các chủ thể tham gia thị trường.
1.Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán là gì?
– Quản lí Nhà nước đối với thị trường chứng khoán là sự tác động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các đối tượng quản lí nhằm đảm bảo cho sự vận hành ổn định của thị trường chứng khoán.
-Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
– Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;
+ Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
+Chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
– Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương.
– Ủy ban chứng khoán nhà nước có trách nhiệm chính và trực tiếp trong quản lý thị trường chứng khoán.
2.Đặc trưng cơ bản
– Đối tượng quản lý nhà nước bao gồm:
+ Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng;
+ Công ty đại chúng;
+ Tổ chức niêm yết chứng khoán;
+ Sở giao dịch chứng khoán;
+ Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký;
+ Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;
+ Người hành nghề chứng khoán;
+ Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán;
+ Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
– Phạm vi quản lý nhà nước bao gồm:
+Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng;
+ Hoạt động niêm yết chứng khoán;
+ Hoạt động giao dịch chứng khoán;
+ Hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
+ Hoạt động công bố thông tin;
+ Các hoạt động khác có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.
>>>Xem thêm Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ theo quy định hiện nay
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự
Tội phạm hiếp dâm là một trong những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự của người khác, đặc biệt [...]
Được mua loại pháo hoa nào để đốt nhân dịp Tết Âm lịch 2023?
Người dân được mua loại pháo hoa nào để đốt nhân dịp Tết Âm lịch 2023? Đến đâu để mua được pháo hoa hợp pháp? [...]