Quy chuẩn kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng
Kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng là bộ phận bắt buộc cần có. Vậy quy chuẩn kiểm toán nội bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 44/2011/TT-NHNN
1. Chính sách kiểm toán nội bộ
– Chính sách kiểm toán nội bộ là căn cứ, cơ sở và hướng dẫn chính thức cho công tác kiểm toán nội bộ và cho từng kiểm toán viên nội bộ. Chính sách kiểm toán nội bộ bao gồm quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ, bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ và các quy định có liên quan.
– Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ cần khái quát được tôn chỉ, mục đích, phạm vi hoạt động, vị trí, quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và mối quan hệ với các đơn vị, bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn và việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ.
– Quy trình kiểm toán nội bộ quy định các quy trình và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
– Trên cơ sở các quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng chính sách và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo duy trì quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm phát huy văn hóa đạo đức nghề nghiệp trong tổ chức tín dụng nói chung, và trong việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ nói riêng.
– Kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện và duy trì các quy tắc đạo đức nghề nghiệp tối thiểu sau đây:
a) Trung thực: kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện công việc được giao một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm; tuân thủ luật pháp và thực hiện các nội dung công việc công khai theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp; không chủ tâm liên can đến bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào, …
b) Khách quan: kiểm toán viên nội bộ phải thể hiện tính khách quan nghề nghiệp ở mức độ cao nhất trong quá trình thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc các quy trình, hệ thống đã hoặc đang được kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ phải đưa ra đánh giá công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng hoặc bởi bất kỳ ai khác khi đưa ra nhận xét, đánh giá của mình;
c) Bảo mật: kiểm toán viên nội bộ phải tôn trọng giá trị và quyền sở hữu của thông tin nhận được, không được tiết lộ thông tin khi có ủy quyền hợp lệ trừ khi có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Trách nhiệm: kiểm toán viên nội bộ phải luôn có ý thức trách nhiệm cao, phấn đấu học hỏi, liên tục phát triển năng lực chuyên môn, áp dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm có được để thực hiện công việc kiểm toán nội bộ đạt hiệu quả nhất;
đ) Thận trọng: kiểm toán viên nội bộ phải có sự quan tâm và kỹ năng cần thiết của một kiểm toán viên cẩn trọng bằng cách chú ý các yếu tố sau:
+ Thời lượng công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu đề ra;
+ Mức độ phức tạp, sự cần thiết hay tầm quan trọng tương ứng của vấn đề để áp dụng quy trình đảm bảo phù hợp;
+ Sự phù hợp và hiệu quả của các quy trình quản lý, kiểm soát và điều hành;
+ Khả năng xảy ra các sai sót nghiêm trọng, những việc trái quy định;
+ Chi phí cho hoạt động trong sự so sánh với lợi ích tiềm năng.
>>>Xem thêm Hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổ chức tín dụng hiện nay
Dưới 18 tuổi có được đứng tên xe máy không?
Dưới 18 tuổi có được đứng tên xe máy không? Dưới 18 tuổi có được điều khiển xe máy không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo pháp luật dân sự
Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo pháp luật dân sự quy định thế nào? Những trường hợp nào bên có nghĩa vụ được [...]