Quy định chung về miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20/04/2018 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại chính thức có hiệu lực từ ngày 15/06/2018. Bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu các quy định về miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thông tư số 06/2018/TT-BTC hướng dẫn.
Phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20/04/2018 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại thì Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Hàng hóa nhập khẩu có đặc điểm khác biệt với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước mà hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất bởi ngành sản xuất trong nước đó không thể thay thế được.
(2) Hàng hóa nhập khẩu là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
(3) Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường.
(4) Khối lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.
Đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Không phải tất cả các cá nhân, tổ chức đều thuộc đối tượng được đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Hiện nay, chỉ có 03 nhóm thuộc đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đó là:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
(2) Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất.
(3) Các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
Tiêu chí xem xét và hình thức miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Đối với những hàng hóa thuộc phạm vi xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở báo cáo thẩm định của Cơ quan điều tra.
Hiện nay, đối với tưng vụ việc cụ thể, Cơ quan điều tra có thể tiến hành xem xét điều tra trên những cách thức khác nhau, những phải xem xét dưới một trong các tiêu chí chính được quy định tại khoản 2 Điều 11 thông tư số 06/2018/TT-BCT, cụ thể bao gồm các tiếu chí:
“a) Tên thương mại, đặc tính vật lý, đặc tính hóa học của hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ để phân biệt hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ và hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
b) Tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;
c) Chất lượng hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;
d) Mục đích sử dụng của hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;
đ) Năng lực sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ của ngành sản xuất trong nước;
e) Khả năng thay thế của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;
g) Các tiêu chí khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.”
Thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 06/2018/TT-BTC, việc xác định thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được xác định như sau:
– Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được Cơ quan điều tra tiếp nhận theo Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ tính từ ngày quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời hoặc chính thức hoặc quyết định về kết quả rà soát biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 của năm ban hành quyết định miễn trừ.
– Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được Cơ quan Điều tra tiếp nhận theo Khoản 2 Điều 13 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ là 01 năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm kế tiếp.
– Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung được Cơ quan điều tra tiếp nhận theo Khoản 4 Điều 13 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ tính từ ngày tiếp nhận Hồ sơ miễn trừ đầy đủ và hợp lệ đến ngày 31 tháng 12 của năm ban hành quyết định miễn trừ.
Xem thêm:
Trên đây là những quy định chung về việc miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20/04/2018 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Chấm dứt đại diện theo quy định của pháp luật dân sự
Chấm dứt đại diện là kết thúc quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện khi xác lập, thực hiện giao [...]
Hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI theo quy định
Hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI được quy định như thế nào? Doanh nghiệp FDI được kinh doanh chuyển khẩu [...]