Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai năm 2024 như thế nào?
Thủ tục hành chính là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP thì
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, các quy định chung về thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai như sau
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
♦ Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
♦ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Phương thức nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân được lựa chọn nộp hồ sơ theo các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
c) Nộp tại địa điểm theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
d) Nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công cấp tỉnh hoặc hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ hoặc hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh đối với trường hợp hồ sơ không yêu cầu nộp bản chính;
đ) Khi nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a và điểm c khoản này, người nộp hồ sơ được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu hoặc nộp bản chính giấy tờ hoặc nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Trường hợp nộp hồ sơ theo phương thức quy định tại điểm b và điểm d khoản này thì nộp bản sao giấy tờ đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc phải được số hóa từ bản chính.
Việc trả kết quả giải quyết thủ tục cho tổ chức, cá nhân phải bảo đảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này.
a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo chuyển đến bộ phận Một cửa; trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, bộ phận Một cửa thông báo cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp chậm trả kết quả giải quyết hồ sơ theo quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo bằng văn bản hoặc qua phương thức điện tử hoặc qua tin nhắn SMS cho người nộp hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do;
c) Trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao hoặc bản số hóa từ bản chính các loại giấy tờ thì khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nộp hồ sơ phải nộp bản chính các giấy tờ thuộc thành phần hồ sơ theo quy định trong trường hợp yêu cầu phải nộp bản chính, trừ các giấy tờ là quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ quan tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định và quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, thời gian thực hiện các bước công việc trong trình tự, thủ tục hành chính về đất đai của từng cơ quan, đơn vị có liên quan;
Việc thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính (nếu có); việc giải quyết liên thông giữa các cơ quan có liên quan theo cơ chế một cửa bảo đảm thời gian theo quy định của pháp luật; công khai các thủ tục hành chính và việc lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ bảo đảm tiết kiệm thời gian, chi phí của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính nhưng không quá tổng thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định tại Nghị định này.
Thời gian thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian giải quyết của các cơ quan sau đây
a) Thời gian giải quyết của cơ quan có chức năng quản lý đất đai về xác định giá đất cụ thể theo quy định;
b) Thời gian giải quyết của cơ quan có thẩm quyền về khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định;
c) Thời gian giải quyết của cơ quan thuế về xác định đơn giá thuê đất, số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp, miễn, giảm, ghi nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, phí, lệ phí theo quy định;
d) Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
đ) Thời gian người sử dụng đất thỏa thuận để thực hiện tích tụ đất nông nghiệp, góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai;
e) Thời gian trích đo địa chính thửa đất.
Lưu ý. Đối với các xã miền núi, biên giới; đảo; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng thủ tục hành chính quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này có trách nhiệm giải quyết không quá thời gian quy định do cơ quan mình thực hiện, không chịu trách nhiệm về thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan khác.
Trên đây là nội dung bài viết Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Hãy liên hệ Lawkey để sử dụng Dịch vụ luật sư tham gia bảo vệ các vụ án đất đai nhé.
Rút tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Rút tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật hiện nay quy định như thế [...]
- Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định
- Quy định pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất
- Các loại đất theo quy định của pháp luật? Cách xác định các loại đất đó
Quy định về các loại đất chưa sử dụng
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất chưa sử dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 như thế nào? Người [...]