Quy định của pháp luật hiện hành về trổ cửa sổ sang bất động sản liền kề
Trên thực tế các điều khoản về mở cửa sổ đã được quy định từ năm 2010-2015 và trước đây bởi Luật Dân sự 2005 và Luật Xây dựng. Hiện nay, Luật dân sự 2015 và Luật xây dựng 2014 đã có những quy định cụ thể và chi tiết hơn về việc này. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm hiểu về Quy định của pháp luật hiện hành về trổ cửa sổ sang bất động sản liền kề
Có được trổ cửa sổ sang nhà hàng xóm không?
Quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015
Theo khoản 3 Điều 176 Bộ luật dân sự 2015:
“3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Điều 178 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về mở cửa sổ sang nhà đối diện
1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”
Theo đó, chủ sở hữu nhà có quyền được mở cửa ra vào và cửa sổ hướng quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện tuy nhiên sẽ phải mở theo quy định của pháp luật xây dựng.
Quy định của Luật xây dựng về việc mở cửa sổ
Luật xây dựng hiện hành không quy định về việc mở, trổ cửa sổ nhìn sang nhà hàng xóm, đất liền kề cụ thể nhưng xác định việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng (Điều 6 Luật Xây dựng 2014).
Tại quy chuẩn xây dựng về mở cửa sổ được quy định tại điểm 6.4.3 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về nhà ở liền kề, tiêu chuẩn thiết kế như sau:
– Nếu tường nhà xây sát với ranh giới của lô đất, ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác: Không được phép mở cửa sổ, cửa thông gió, cửa đi lại.
– Nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà hàng xóm bên cạnh, đối diện từ 2,0m trở lên: Được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió, thông hơi.
Quy định về mở cửa sổ sang đất liền kề
Nếu khu đất liền kề chưa có công trình xây dựng hoặc thấp tầng: được mở cửa thông gió, cửa kính cố định để lấy sáng với khoảng cách cạnh dưới của các loại cửa phải cách mặt sàn tối thiểu là 2m. Đồng thời, nếu sau này đất liền kề xây dựng công trình thì các cửa sổ này phải chấp nhận không được sử dụng (bít lại).
Quy định xử lý vi phạm về mở cửa sổ
Theo Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố tình xây dựng cửa sổ nhằm cơi nới, lấn chiếm diện tích, không gian đang được sử dụng, quản lý hợp pháp của người khác thì sẽ bị:
- Phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng
- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến 12 tháng nếu có (trong trường hợp xây dựng nhà ở mở cửa sổ, lối đi trái quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP).
- Buộc phá dỡ, hoàn nguyên trạng công trình vi phạm
>>xem thêm: Mua bán nhà, công trình xây dựng có sẵn trong kinh doanh bất động sản
Trên đây là nội dung bài viết “Quy định của pháp luật hiện hành về trổ cửa sổ sang bất động sản liền kề”. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của TCTD (tổ chức tín dụng)
Vốn tự có là cơ sở để xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong TCTD (tổ chức tín dụng) nhằm bảo đảm hoạt động [...]
Người quản lý di sản theo quy định Bộ luật dân sự
Người quản lý di sản là ai theo quy định pháp luật? Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản được pháp luật quy định [...]