Quy định của pháp luật về đánh giá hồ sơ dự thầu
Sau khi nhận được hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, việc đánh giá để lựa chọn hồ sơ dự thầu phù hợp được xem là rất quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi đưa ra các quy định của pháp luật về đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT, việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện như sau:
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không bao gồm:
– Thời gian thẩm định, phê duyệt hồ sơ;
– Thời gian thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.
Xem thêm: Lựa chọn nhà thầu qua mạng cần áp dụng nguyên tắc nào?
Thực hiện trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?
Đánh giá hồ sơ dự thầu
Khi tiến hành đánh giá các hồ sơ dự thầu, chúng ta cần đánh giá dựa trên các tiêu chí về tính hợp lệ; năng lực và kinh nghiệm; kỹ thuật và giá. Cụ thể:
Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu cần thiết phải đảm bảo tính hợp lệ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Trước khi đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ, chúng ta phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ. Cụ thể:
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Ở bước này, chúng ta thực hiện:
– Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
– Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu;
– Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau:
– Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
– Có đơn dự thầu hợp lệ; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu được thể hiện rõ, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.
– Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
– Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
– Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
– Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
– Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
– Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ tham gia đấu thầu.
Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. Theo đó:
– Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
– Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Đánh giá về kỹ thuật và giá
Đây là tiêu chí đánh giá cần thực hiện, cụ thể:
– Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
– Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất), giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).
Xem thêm: Các phương thức đánh giá hồ sơ dự thầu hiện nay
Quy định về bảo đảm dự thầu theo Luật đấu thầu 2013
Báo cáo kết quả đánh giá
Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu để xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
– Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
– Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;
– Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
– Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý.
Xem thêm: Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Quy định của pháp luật về đánh giá hồ sơ dự thầu” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Điều kiện tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng
Điều kiện tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng Theo quy định của Luật xây dựng 2014 và [...]
Quy định chung về thẩm định giá theo pháp luật hiện nay
Luật giá 2012 có đưa ra những quy định chung về thẩm định giá theo pháp luật hiện nay. Trong đó có quy định về hoạt động [...]