Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại của các tổ chức tín dụng trong thi hành án dân sự
Quyền khiếu nại là khả năng của cá nhân, cơ quan tổ chức được Nhà nước thừa nhận để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có cơ sở cho răng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của mình. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm hiểu về quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại của các tổ chức tín dụng trong thi hành án dân sự.
Giải quyết khiếu nại của các tổ chức tín dụng trong thi hành án dân sự là gì?
Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, tiến hành thụ lý xác minh đưa ra các phán quyết, kết luận để giải quyết các khiếu nại của các tổ chức tín dụng đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành ciên phát sinh trong quá trình thi hành phần thuộc về dân sự của các bản án, quyết định của Tòa án và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các tổ chức tín dụng trong thi hành án dân sự
Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Luật thi hành án dân sự năm 2008, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
Như vậy, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với những khiếu nại lần đầu, không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện chỉ có hiệu lực khi hết thời hiệu khiếu nại mà đương sự không khiếu nại.
Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
Pháp luật hiện hành quy định thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại 4 nhóm sau:
– Khiếu nại lần đầu về các quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
– Khiếu nại lần đầu đối với các quyết định, hành vi của Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên.
– Khiếu nại lần đầu về các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
– Khiếu nại đối với các quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp được quy định tại Luật thi hành án dân sự, Thông tư số 02/2016/TT-BTP và Quyết định số 61/2014/QĐ- TTg quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
Theo đó, Tổng Cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự có thẩm quyền giải quyết đối với các khiếu nại quyết định hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ tư pháp
Khoản 4 Điều 142 Luật thi hành án dân sự quy định Bộ Trưởng bộ tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
Ngoài ra, bộ trưởng Bộ tư pháp còn có quyền hạn đặc biệt trong việc xem xét lại các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành, bao gồm quyết định có hiệu lực của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và quyết định có hiệu lực của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
Thời hạn giải quyết khiếu nại của các tổ chức tín dụng trong thi hành án dân sự
Về thời hạn được quy định tại Điều 146 của Luật thi hành án dân sự. Theo đó tùy thuộc vào quyết định hành chính, hành vi hành chính mà thời hạn giải quyết khiếu nại cũng khác nhau. Theo đó:
1. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
2. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
3. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
4. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của các tổ chức tín dụng
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu
Bước 1: Nhận đơn khiếu nại
Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu
Bước 3: Tổ chức xác minh, đối thoại tại địa phương, tổ chức cuộc họp, trao đổi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trưng cầu giám định hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác
Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại
>xem thêm:Hoạt động đối thoại có bắt buộc trong khiếu nại hành chính không?
Trên đây là bài viết về Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại của các tổ chức tín dụng trong thi hành án dân sự Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Chế độ thăm gặp của phạm nhân theo quy định mới nhất
Đối tượng được thăm gặp phạm nhân bao gồm những ai? Chế độ thăm gặp của phạm nhân theo quy định mới nhất được [...]
Án lệ số 01/2016/AL về phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
Án lệ số 01/2016/AL về phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người Ngày 06 tháng 4 năm 2016, Tòa án nhân dân [...]