Quy định của pháp luật về hồ sơ khoanh nợ tiền thuế
Quy định của pháp luật về hồ sơ khoanh nợ tiền thuế đối với từng trường hợp được khoanh nợ như sau:
Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ khoanh nợ thuế đối với những đối này như sau:
Đối với người nộp thuế đã chết
– Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc văn bản xác nhận về việc người nộp thuế đã chết của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế chết (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết
– Quyết định có hiệu lực của tòa án tuyên bố một người là đã chết hoặc bản án của Tòa án trong đó có nội dung xác định người nộp thuế là đã chết (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Đối với người nộp thuế được pháp luật coi là mất tích
– Quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố một người mất tích (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Đối với người nộp thuế được pháp luật coi là mất năng lực hành vi dân sự
– Quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế
Hồ sơ khoanh nợ tiền thuế bao gồm:
– Thông tin về tên, mã số người nộp thuế, thời gian đăng tải thông tin về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; hoặc thông báo của cơ quan quản lý thuế về người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế; hoặc văn bản của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề về tình trạng người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể (bản chính hoặc bản sao có ký, đóng dấu của cơ quan quản lý thuế);
– Quyết định giải thể hoặc văn bản thông báo giải thể của người nộp thuế (nếu có);
– Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Hồ sơ khoanh nợ tiền thuế bao gồm:
– Thông báo của Tòa án có thẩm quyền về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc Quyết định mở thủ tục phá sản hoặc Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhưng người nộp thuế chưa được xử lý xóa nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (nếu có);
– Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký
Hồ sơ khoanh nợ tiền thuế bao gồm:
– Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế giữa cơ quan quản lý thuế với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký hoặc Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoặc Thông báo cơ sở kinh doanh bỏ địa chỉ kinh doanh của cơ quan quản lý thuế (bản chính hoặc bản sao có ký, đóng dấu của cơ quan quản lý thuế);
– Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Người nộp thuế bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hồ sơ khoanh nợ tiền thuế bao gồm:
– Văn bản của cơ quan quản lý thuế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề (bản chính hoặc bản sao có ký, đóng dấu của cơ quan quản lý thuế);
– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký;
– Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Trên đây là nội dung bài viết Quy định của pháp luật về hồ sơ khoanh nợ tiền thuế. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết liên hệ LawKey để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Có được tự mình thực hiện công việc đã ủy quyền
Tóm tắt câu hỏi Dạ em chào các luật sư. Cho em hỏi vấn đề ủy quyền như sau: Công ty A có ủy quyền cho anh B thu gom nông [...]
Định đoạt Tài sản của con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thế nào
ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON TỪ ĐỦ 15 TUỔI ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI THẾ NÀO Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình [...]