Quy định của pháp luật về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Những chiếc máy tính hay điện thoại di động là một phần thành tự đạt được trong ngành công nghiệp bán dẫn – phạm trù của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn ( thiết kế bố trí ). Vậy, thiết kế bố trí là gì? Quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về đối tượng này như thế nào? Lawkey xin đưa ra một số vấn đề sau:
Thiết kế bố trí là gì?
Thiết kế bố trí là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.
Thiết kế bố trí là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí
Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện: có tính nguyên gốc và có tính mới thương mại.
Thứ nhất, về tính nguyên gốc của thiết kế bố trí
Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện:
– Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
– Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
Lưu ý, thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc đáp ứng các điều kiện trên.
Thứ hai, về tính mới thương mại của thiết kế bố trí
Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
Thứ ba, đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí
Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
Ai có quyền đăng ký thiết kế bố trí?
Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định: Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Người có quyền đăng ký nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Chủ sở hữu và tác giả thiết kế bố trí
Chủ sở hữu thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Tác giả thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra thiết kế bố trí đó; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.
Quyền nhân thân của tác giả gồm:
– Được ghi tên là tác giả trong Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí;
– Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về thiết kế bố trí.
Quyền tài sản của tác giả quyền nhận thù lao theo quy định về Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Quy định về sử dụng thiết kế bố trí
Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi dưới đây:
– Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế được bảo hộ;
– Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế được bảo hộ;
– Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
Trên đây là một số nội dung pháp lý LawKey gửi đến bạn đọc. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey.
Xem thêm: Quyền đối với giống cây trồng và xác lập quyền đối với giống cây trồng
Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan là hợp đồng dân sự. Do đó, nó có dấu hiệu đặc trưng là tôn [...]
Bên thứ ba khi sử dụng tác phẩm có phải trả thù lao cho người biểu diễn không?
Người biểu diễn tác phẩm có quyền hưởng thù lao từ tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng cuộc biểu diễn trực tiếp [...]