Quy định của pháp luật về việc quản lý nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BỊ ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Nghị định số 10/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại ngày 15/01/2018 chính thức có hiệu lực 15/01/2018. Bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn quy định về việc quản lý nhập khẩu hành hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong Nghị định trên.
Tìm hiểu về: Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu
Chủ thể có thẩm quyền quyết định thực hiện quản lý nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Bộ Công thương là chủ thể có thẩm quyền quyết định thực hiện quản lý nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương có thể thực hiện chế độ khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để phục vụ công tác điều tra. Việc khai báo nhập khẩu không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.
Ngoài ra, cơ quan hải quan phối hợp với Bộ Công Thương trong việc giám sát thực hiện chế độ khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra.
Thời điểm tiến hành quản lý nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Thời điểm tiến hành quản lý nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được xác định kể từ khi có quyết định điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Hồ sơ khai báo nhập khẩu
Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại ngày 15/01/2018 thì thành phần hồ sơ khai báo nhập khẩu bao gồm:
– Đơn khai báo nhập khẩu: 01 bản theo mẫu do Cơ quan điều tra ban hành.
– Hóa đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
– Giấy chứng nhận chất lượng hoặc các văn bản có giá trị tương đương do nhà sản xuất hàng hóa ban hành: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Lưu ý rằng, đơn khai báo nhập khẩu trong Hồ sơ khai báo nhập khẩu được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 20/04/2018 Quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Thời hạn giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ khai báo nhập khẩu, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ. Nếu Hồ sơ khai báo nhập khẩu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ để bổ sung.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra gửi xác nhận về việc khai báo nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ theo đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đăng ký.
Trên đây là những quy định của pháp luật về việc quản lý nhập khẩu hành hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Điều kiện chuyển nhượng, trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được [...]
Công bố công khai Bản án, quyết định của Tòa án
LawKey xin gửi tới bạn đọc nội dung quy định của pháp luật về việc công bố công khai Bản án, quyết định của Tòa án như [...]