Quy định pháp luật về việc không tính tiền chậm nộp
Pháp luật quy định như thế nào về việc không tính tiền chậm nộp?
Các trường hợp không tính tiền chậm nộp
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, các trường hợp không tính tiền chậm nộp như sau:
a) Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
Quy định pháp luật về việc không tính tiền chậm nộp
Thời gian không tính tiền chậm nộp
Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế được tính từ ngày đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thanh toán cho người nộp thuế nhưng chưa thanh toán đến ngày đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp
Trình tự, thủ tục
- Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước.
- Trường hợp hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận không tính tiền chậm nộp (mẫu số 04/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng không tính tiền chậm nộp hoặc Thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp (mẫu số 05/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp thuộc đối tượng không tính tiền chậm nộp.
Hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp
- Văn bản đề nghị không tính tiền chậm nộp theo mẫu số 01/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
- Văn bản có xác nhận của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán theo mẫu số 02/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Hợp đồng cung ứng hàng hoá, dịch vụ ký với chủ đầu tư (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế).
Trách nhiệm của người nộp thuế và các cơ quan liên quan
- Người nộp thuế có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước chậm nhất là trong ngày làm việc liền kề sau ngày được đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế và thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 03/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
- Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm xác nhận tình trạng thanh toán cho người nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận này.
- Cơ quan thuế giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
- Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin về tình hình thanh toán nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Trên đây là nội dung bài viết Quy định pháp luật về việc không tính tiền chậm nộp. Hãy liên hệ Lawkey để sử dụng Dịch vụ kế toán thuế nhé.
Điều kiện để khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
Điều kiện để khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư! Theo tôi được [...]
Những trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng trong hoạt động xuất khẩu
Khấu trừ thuế luôn gắn liền với hoàn thuế. Trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể [...]