QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN NHIỆM VỤ, THỰC HIỆN THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ NGÀY 01/07/2025
QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN NHIỆM VỤ, THỰC HIỆN THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ NGÀY 01/07/2025
Kể từ ngày 01/7/2025, Nghị quyết số 01/2025/NQ-HĐTP chính thức có hiệu lực. Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Nghị quyết này, Tòa án nhân dân tối cao sẽ thực hiện việc tiếp nhận nhiệm vụ, thẩm quyền theo mô hình tổ chức và vận hành mới của hệ thống Tòa án. Đây là bước triển khai có ý nghĩa quan trọng và kịp thời.
Cụ thể, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ, thẩm quyền sau:
I. Về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao
1. Xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật;
2. Xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án nhân dân cấp cao đã thụ lý trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong;
3. Giải quyết đơn đề nghị, văn bản yêu cầu, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật khi xét thấy cần thiết.
Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật thì giao cho Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
4. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị về phá sản, gồm:
a) Đề nghị xem xét lại, kiến nghị quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục đặc biệt;
b) Đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà Tòa án nhân dân cấp cao đã nhận đơn trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong;
c) Đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
5. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng của người tiến hành tố tụng là Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
6. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng của người tiến hành tố tụng là Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án của Tòa án nhân dân cấp cao trong giải quyết các vụ án, vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm;
7. Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; của người tiến hành tố tụng thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao;
8. Giải quyết bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và quy định tại khoản 9 Điều 3 của Nghị quyết số 225/2025/QH15 ngày 27/6/2025 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các luật tố tụng và luật khác có liên quan (sau đây gọi là Nghị quyết số 225/2025/QH15);
9. Tòa án nhân dân tối cao kế thừa quyền, trách nhiệm của các Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định của pháp luật;
10. Giải quyết các vụ việc, thực hiện nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị quyết này.
II. Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền theo lãnh thổ tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền sau đây:
1. Phúc thẩm vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác mà Tòa án nhân dân cấp cao đã thụ lý trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong; vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao bị hủy để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm;
2. Phúc thẩm vụ án hình sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vụ án đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01/7/2025 mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;
b) Vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị hủy và giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm nhưng sau đó bản án, quyết định về vụ án này bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
c) Vụ án được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý theo thủ tục sơ thẩm từ ngày 01/7/2025 theo quy định tạikhoản 2 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sựđã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 99/2025/QH15 mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;
3. Phúc thẩm vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;
4. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà Tòa án nhân dân cấp cao đã nhận đơn trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong.
Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
5. Giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
6. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng của người tiến hành tố tụng là Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án của Tòa án nhân dân cấp cao trong giải quyết các vụ án, vụ việc theo thủ tục phúc thẩm;
7. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng của người tiến hành tố tụng là Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;
8. Giải quyết các vụ việc, thực hiện nhiệm vụ khác đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết mà có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện,…;
9. Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;
10. Giải quyết các vụ việc, thực hiện nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.

Kịch bản nào cho cán cân quyền lực tại Trung Nguyên sau vụ li hôn?
Với giả định chia đôi tổng số cổ phần của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Trung Nguyên Investment [...]

Thủ tục trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế nhận tiền hỗ trợ
Nhà nước đang ban hành nhiều văn bản pháp luật hỗ trợ cho trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế. Vậy [...]