Quy định về bảo lãnh trong bán nhà ở hình thành trong tương lai
Bảo lãnh trong bán nhà ở hình thành trong tương lai được hiểu như thế nào? Ngân hàng nào có đủ năng lực bảo lãnh? Quy định về bảo lãnh trong bán nhà ở hình thành trong tương lai được cụ thể hóa như thế nào?
Khái niệm bảo lãnh trong bán nhà ở hình thành trong tương lai
Bảo lãnh về bản chất là việc thực hiện thay nghĩa vụ khi bên nhận bảo lãnh khôngn thực hiện nghĩa vụ tài chính cho khách hàng.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng:
Bảo lãnh trong bán nhà ở hình thành trong tương lai (sau đây gọi là bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai) là bảo lãnh ngân hàng, theo đó ngân hàng thương mại cam kết với bên mua, bên thuê mua (sau đây gọi là bên mua) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho chủ đầu tư khi đến thời hạn giao, nhận nhà ở đã cam kết nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua mà không hoàn lại hoặc hoàn lại không đầy đủ số tiền đã nhận ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở đã ký kết cho bên mua; chủ đầu tư phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại đủ điều kiện bảo lãnh
Bất động sản là một loại tài sản có giá trị lớn, chính vì vậy mà chủ đầu tư phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai khi kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng đều có thể bảo lãnh cho chủ đầu tư, mà chỉ có các ngân hàng thương mại đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2017/TT-NHNN, bao gồm:
– Trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng;
– Không bị cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt.
Ngân hàng Nhà nước công bố công khai danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong từng thời kỳ trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng thương mại không còn nội dung bảo lãnh ngân hàng thì bị loại khỏi danh sách vẫn phải tiếp tục thực hiện các thỏa thuận, cam kết đã ký về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt.
Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
Việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo các bước quy định sau đây:
Bước 1: Xem xét, quyết định cấp bảo lãnh ngân hàng
Căn cứ theo đề nghị của chủ đầu tư, ngân hàng thương mại xem xét và quyết định cấp bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai khi:
– Chủ đầu tư có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp, trừ nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán trái phiếu đối với các doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại nợ và trái phiếu phát hành bởi công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng khác.
– Chủ đầu tư được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
– Dự án của chủ đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh.
Bước 2: Ký kết hợp đồng bảo lãnh
Ngân hàng thương mại và chủ đầu tư ký hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
– Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai được lập dưới hình thức thỏa thuận cấp bảo lãnh
– Số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tối đa bằng tổng số tiền chủ đầu tư được phép nhận ứng trước của bên mua và các khoản tiền khác chủ đầu tư có nghĩa vụ phải hoàn lại cho bên mua theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở đã ký kết khi đến thời hạn giao, nhận nhà đã cam kết nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua;
– Thỏa thuận cấp bảo lãnh có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi toàn bộ các cam kết bảo lãnh cho bên mua hết hiệu lực.
Bước 3: Phát hành cam kết bảo lãnh
– Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua, thuê mua nhà ở, trong đó có quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho bên mua khi đến thời hạn giao, nhận nhà đã cam kết nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua, chủ đầu tư phải gửi cho ngân hàng thương mại hợp đồng mua, thuê mua nhà ở;
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hợp đồng mua, thuê mua nhà ở, ngân hàng thương mại căn cứ hợp đồng mua, thuê mua nhà ở và thỏa thuận cấp bảo lãnh để phát hành cam kết bảo lãnh cho bên mua và gửi đến địa chỉ của bên mua;
– Cam kết bảo lãnh được phát hành dưới hình thức thư bảo lãnh cho từng bên mua;
– Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định kể từ ngày phát hành cho đến thời điểm ít nhất sau 30 ngày kể từ thời hạn giao, nhận nhà đã cam kết quy định tại hợp đồng mua, thuê mua nhà ở.
Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh bất động sản
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về bảo lãnh trong bán nhà ở hình thành trong tương lai” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Khi đủ điều kiện buôn bán phân bón, tổ chức, cá nhân làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán [...]
Chấm dứt đại diện theo quy định của pháp luật dân sự
Chấm dứt đại diện là kết thúc quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện khi xác lập, thực hiện giao [...]