Quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
Mật mã dân sự là gì? Việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được quy định thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mật mã dân sự là gì?
Theo khoản 18 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 thì mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là gì?
Theo khoản 1 Điều 30 Luật An toàn thông tin mạng 2015 thì sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Theo khoản 2 Điều 30 Luật An toàn thông tin mạng 2015 thì dịch vụ mật mã dân sự gồm dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự; tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự.
Quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
Quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự theo Điều 31 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:
♣ Doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự thuộc Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
♣ Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin;
- Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Có phương án kinh doanh phù hợp.
♣ Sản phẩm mật mã dân sự phải được kiểm định, chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
♣ Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Trình tự đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
Trình tự đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự theo Điều 32 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:
♣ Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
♣ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được lập thành hai bộ, gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
- Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;
- Phương án kỹ thuật gồm tài liệu về đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ; các biện pháp, giải pháp kỹ thuật; phương án bảo Phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm, dịch vụ hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật.
♣ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
♣ Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn 10 năm.
>>Xem thêm: Ai có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp muốn hoạt động cho thuê lại lao động thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Dưới đây [...]
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự
Tội phạm hiếp dâm là một trong những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự của người khác, đặc biệt [...]