Quy định về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng được tính chung vào hàng hóa, dịch vụ. Chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ kê khai và nộp thuế. Vậy, tính thuế giá trị gia tăng như thế nào? Quy định về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng như thế nào?
Sau đây, LawKey sẽ giúp các bạn tìm hiểu quy định pháp luật về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
1. Căn cứ tính thuế
Thuế giá trị gia tăng được căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất.
Giá tính thuế là giá bán hàng hóa dịch vụ chưa có thuế GTGT, được xác định bằng đồng Việt Nam
Thuế suất: mức thuế suất có thể là 0%, 5% hoặc 10%. Căn cứ để tính thuế suất dựa vào điều 8 của Luật thuế Giá trị gia tăng.
2. Phương pháp tính thuế
Gồm 2 phương pháp:
- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT.
- Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
2.1. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT
2.1.1. Chủ thể được áp dụng
Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
2.1.2. Tính số thuế GTGT phải nộp
Trong đó:
- Số thuế GTGT đầu ra:
Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
Ví dụ: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hoá đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn.
Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ. Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá đơn. Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.
Xem thêm: Tìm hiểu về hóa đơn giá trị gia tăng
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cộng (+) tổng số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ đó được xác định như sau:
Giá tính | = |
Giá thanh toán | x | Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%) | ||
1 | + | Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%) |
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT
Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ:
- Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT; Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hoá đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán;
- Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn.
2.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
2.2.1. Chủ thể được áp dụng
- Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác (bao gồm cả các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác) không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt, bên Việt Nam chịu trách nhiệm khấu trừ và nộp thay theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì số thuế đã nộp theo tỷ lệ do Bộ Tài chính được trừ vào số thuế phải nộp.
- Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý.
Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa có hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì áp dụng tính thuế đối với các hoạt động này theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
2.2.2. Tính số thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp | = | GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra | x | Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ |
Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra được xác định như sau:
Giá trị gia tăng | = | Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra | – | Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng |
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ
Một số loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất như sau:
- Đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hoá: mức thuế suất 1%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: mức thuế suất 5%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: mức thuế suất 3%
- Hoạt động kinh doanh khác: mức thuế suất 2%
Xem thêm: Điều kiện và hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về quy định về Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Quý khách hàng có gì thắc mắc, xin liên hệ tới tổng đài tư vấn để luật sư chúng tôi tư vấn miễn phí.
Khai, nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hàng năm trong Công ty cổ phần
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp đều phải [...]
Phương pháp ghi sổ chi tiết thanh toán bằng ngoại tệ mới nhất
Phương pháp ghi sổ chi tiết thanh toán bằng ngoại tệ mới nhất Ngày 26 tháng 8 năm 2016, Bộ tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng [...]