Quy định về tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ
Quy định về tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ
Quy định về tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 111/2013/TT-BTC . Cụ thể:
1. Thu nhập từ bản quyền là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập từ bản quyền là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ. Cụ thể như sau:
a) Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan, bao gồm:
a.1) Đối tượng quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: ghi hình, ghi âm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
a.2) Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
a.3) Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
b) Đối tượng của chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Chuyển giao công nghệ, bao gồm:
b.1) Chuyển giao các bí quyết kỹ thuật.
b.2) Chuyển giao kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu.
b.3) Chuyển giao giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ nêu trên bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng lại.
Xem thêm:
Thành viên phải chuyển quyền sở hữu tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệp
Mẫu Hợp đồng Li xăng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu
Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
2. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ bản quyền
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền được hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC là hu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể:
2.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng
Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
2.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ bản quyền là thời điểm trả tiền bản quyền.
2.4. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | x | thuế suất 5% |
Trên đây là nội dung Quy định về tính thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền LawKey gửi đến bạn đọc.
Thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế 2019
Luật quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp thuế đối với người nộp thuế như sau: Thời hạn nộp thuế Điều [...]
Các nội dung bắt buộc trên hóa đơn giá trị gia tăng
Khi lập hoặc đặt in hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), Doanh nghiệp cần chú ý các nội dung bắt buộc trên hóa đơn GTGT để [...]