Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên về quan hệ với các bên liên quan là gì?
Trong quá trình làm việc, đấu giá viên cần tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Các bên liên quan khi đấu giá viên thực hiện công việc bao gồm: Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản.
Căn cứ pháp lý:
– Luật đấu giá tài sản năm 2016
– Thông tư số 14/2018/TT-BTP
1.Quan hệ giữa đấu giá viên với người có tài sản đấu giá
Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong quan hệ với người có tài sản đấu giá, đấu giá viên cần tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp sau:
– Đấu giá viên không được thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản.
– Đấu giá viên không được đưa, nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
– Trong trường hợp đấu giá viên phát hiện người có tài sản đấu giá thông đồng, móc nối với cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản, nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì phải có ý kiến với tổ chức đấu giá tài sản; nếu có cơ sở về việc vi phạm pháp luật thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Quan hệ giữa đấu giá viên với người tham gia đấu giá
Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản đấu giá. Đấu giá viên cần cần tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp sau:
– Đấu giá viên không được thông đồng, móc nối, nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người tham gia đấu giá để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
– Đấu giá viên không được có hành vi hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá.
– Đấu giá viên không được tiết lộ thông tin mà mình biết được về người tham gia đấu giá, giá mà người tham gia đấu giá đã trả trước khi công bố kết quả đấu giá trong trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu gián tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Trong trường hợp đấu giá viên phát hiện người tham gia đấu giá cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá, thông đồng, móc nối với cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản, cản trở hoạt động đấu giá tài sản, gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá, đe dọa, cưỡng ép người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì phải truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá hoặc dừng cuộc đấu giá, thông báo tổ chức đấu giá tài sản để có giải pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
– Đấu giá viên không được phân biệt đối xử về giới tính, tuổi, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội, khả năng tài chính giữa những người tham gia đấu giá khi họ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật để tham gia đấu giá, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa những người tham gia đấu giá.
3. Quan hệ giữa đấu giá viên với tổ chức đấu giá tài sản
Tổ chức đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản. Đấu giá viên cần tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp sau:
– Đấu giá viên phải tuân thủ nội quy, quy chế của tổ chức đấu giá tài sản, chấp hành sự quản lý, phân công, điều động của tổ chức đấu giá tài sản.
– Đấu giá viên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thông qua tổ chức đấu giá tài sản để dự phòng giải quyết rủi ro, tai nạn nghề nghiệp.
– Trong trường hợp đấu giá viên phát hiện tổ chức đấu giá tài sản có hành vi thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá, kết quả đấu giá tài sản, cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá, để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi, nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
>>>Xem thêm Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều kiện để người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
Kể từ ngày 01/7/2020, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 [...]
Quy định về quản lý và thu hồi thẻ thẩm định viên về giá
Thí sính vượt qua kỳ thi do Bộ Tài chính tổ chức được cấp thẻ thẩm định viên về giá. Dưới đây là một số quy định [...]