Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm hiện nay
Kết quả xếp hạng tín nhiệm tuy chỉ là thông tin tham khảo, không phải là khuyến nghị đầu tư, góp vốn nhưng cũng cần những được cụ thể về quy trình xếp hạng tín nhiệm.
Vậy quy trình xếp hạng tín nhiệm được thực hiện như thế nào và có những yêu cầu gì xoay quanh quy trình này?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 88/2014/NĐ-CP
– Nghị định 151/2018/NĐ-CP
1.Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm bao gồm các bước cơ bản sau:
– Đàm phán và ký hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
– Lựa chọn và phân công nhiệm vụ chuyên viên phân tích tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm
– Thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm
– Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
– Thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm;
– Công bố báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
– Theo dõi, cập nhật, đánh giá định kỳ báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
– Kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
2.Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm
– Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc xếp hạng tín nhiệm
– Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm được lập thành văn bản và bao gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
b) Mục đích, phạm vi và nội dung hoạt động xếp hạng tín nhiệm;
c) Thời hạn thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
d) Điều kiện, điều khoản về việc công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm;
đ) Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
g) Nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên
h) Quy định về việc theo dõi, đánh giá định kỳ, cập nhật báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
i) Quy định về các trường hợp kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước thời hạn và trách nhiệm của các bên;
k) Quy định về xử lý các tranh chấp.
3.Hội đồng xếp hạng tín nhiệm
– Đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm, lựa chọn và quyết định số lượng thành viên căn cứ vào quy mô, tính chất của hợp đồng nhưng tối thiểu phải có ba thành viên.
– Việc lựa chọn thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
a) Có tối thiểu một thành viên của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm là người lao động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
b) Có tối thiểu một thành viên có một trong các chứng chỉ sau: Chứng chỉ kiểm toán viên cấp bởi Bộ Tài chính, chứng chỉ được quốc tế công nhận trong lĩnh vực phân tích đầu tư chứng khoán, kế toán và kiểm toán;
c) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện
d) Không tham gia hoạt động điều hành doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
đ) Không phải là chuyên viên phân tích của cùng một hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
e) Không thuộc các trường hợp xung đột lợi ích khi tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
>>>Xem thêm Thủ tục cấp giấy phép hoạt động xếp hạng tín nhiệm
Quy định về biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo luật quản lý ngoại thương
Luật quản lý ngoại thương hướng tới mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, duy trì môi trường kinh doanh thuận [...]
Dịch vụ công nhận văn bằng tốt nghiệp do cơ sở nước ngoài cấp
Việc xin công nhận văn bằng tốt nghiệp do cơ sở nước ngoài cấp không phải bắt buộc mà tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, [...]