Quy định của pháp luật về quy trình tự thực hiện lựa chọn nhà thầu
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Dưới đây là quy định của pháp luật hiện hành về quy trình tự thực hiện lựa chọn nhà thầu.
Bước 1. Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc
Công việc đầu tiên đối với nhà mời thầu đó là việc chuẩn bị phương án tự thực hiện.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 62 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ về phương án tự thực hiện được lập bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc, giá trị, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc.
Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng.
Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.
Bước 2. Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc
Sau khi đã phác thảo được những nội dung cơ bản của phương án tự thực hiện, bênn mời thầu xem xét để hoàn thiện phương án.
Các bên tiến hành thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc và các nội dung cần thiết khác.
Bước 3. Ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc
Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị phụ thuộc hoặc ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao để tự thực hiện gói thầu.
Lưu ý: Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc thuộc gói thầu phải được giám sát khi thực hiện, tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với mình để giám sát quá trình thực hiện gói thầu.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành không có quy định hoặc không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, gói thầu có giá trị dưới 01 tỷ đồng thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu phải tự tổ chức thực hiện giám sát.
Xem thêm: Điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện trong đấu thầu
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định của pháp luật hiện hành về quy trình tự thực hiện lựa chọn nhà thầu” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện
Pháp luật quy định về điều kiện cấp giấy phép, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ [...]
Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện ra sao?
Hồ sơ đề xất về tài chính của nhà thầu sau khi mở được tiến hành đánh giá theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. [...]