Quyền chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Quyền chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là một trong những quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Vậy, có thể hiểu thế nào về loại quyền này?
Một số quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền cơ bản như:
– Độc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp: Sử dụng, đưa đối tượng sở hữu công nghiệp vào khai thác để thu được các lợi ích từ chúng mang lại. Có nhiều cách thức khai thác khác nhau đối với quyền này.
– Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp: Đây là quyền của người đăng kí bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp được phát sinh từ ngày đơn đăng kí bảo hộ được nộp tại cơ quan nhà nước có hẩm quyền hoặc được công bố công khai đến ngày được cấp bằng độc quyền đối với các đối tượng đó.
– Định đoạt quyền sở hữu công nghiệp: có nhiều cách thức để chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đế các đối tượng sở hữu công nghiệp: chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ quyền lợi của mình nếu họ chứng minh được đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên thực tế.
– Chuyển quyền sử dụng
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người khác. Quyền cho phép người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức kí kết hợp đồng bằng văn bản phù hợp với các quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, kinh tế ( hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp)
Quyền này thường được thực hiện theo hai cách
– Chủ sở hữu chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng của mình cho người khác, người được chuyển giao trở thành độc quyền sử dụng đối tượng đã kí kết, chủ sở hữu không được chuyển giao đối tượng đó cho bất kì bên thứ ba nào khác và cũng không được sử dụng đối tượng đó cho đến khi hết hạn của hợp đồng. Trường hợp này được gọi là chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp qua hợp đồng độc quyền
– Chủ sở hữu mặc dù đã kí hợp đồng chuyển quyền sử dụng cho người khác nhưng đồng thời vẫn có quyền sử dụng đối tượng đó và vẫn được quyền chuyển tiếp quyền sử dụng đó cho bất kì chủ thế thứ ba nào khác. Trường hợp này được gọi là chuyển quyền sử dụng thông qua hợp đồng không độc quyền.
Khi kí kết hợp đồng sử dụng, chủ sở hữu có quyền cho phép hoặc không cho phép bên được chuyển quyền sử dụng kí kết hợp đồng thứ cấp với người thứ ba.
Trên đây là nội dung pháp lý Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
Việc nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm bảo vệ quyền và lợi [...]
Nhãn phụ hàng hóa là gì?
Nhãn phụ hàng hóa là gì? Những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn phụ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Nhãn [...]