Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định hiện nay
Sử dụng, đưa đối tượng sở hữu công nghiệp vào khai thác để thu được các lợi ích từ chúng mang lại có thể được xem như một trong những quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Vậy pháp luật quy định thế nào về quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp?
Trên thực tế có rất nhiều cách thức khai thác khác nhau nhưng có thể đưa ra những hành vi sử dụng chủ yếu sau đây đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp:
Hành vi tiến hành sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp
+ Đối với sáng chế đó là hành vi sản xuất sản phẩm, áp dụng quy trình được cấp bằng độc quyền;
+ Đối với kiểu dáng công nghiệp đó là sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài được bảo hộ dưới danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp;
+ Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp đó là sao chép thiết kế bố trí,sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí;
+ Đối với bí mật kinh doanh đó là sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá theo các thông tin thuộc bí mật kinh doanh.
Xem thêm:Quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
Hành vi khai thác công dụng của các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ
+ Đối với sáng chế đó là việc khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;
+ Đối với nhãn hiệu đó là gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
+ Đối với tên thương mại đó là dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo;
+ Đối với chỉ dẫn địa lí đó là gắn chỉ dẫn địa lí được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
Hành vi lưu thông thương mại, nhập khẩu các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ
+ Đối với đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó là việc lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm và nhập khẩu các sản phẩm được bảo hộ theo sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đó;
+ Đối với thiết kế bố trí đó là bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ và nhập khẩu các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
+ Đối với bí mật kinh doanh đó là bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh;
+ Đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí đó là lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ và nhập khẩu hàng hoá có mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí được bảo hộ.
Như vậy, trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để hưởng lợi ích do các đối tượng đó mang lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chủ sở hữu có quyền ngăn cấm bất kì ai sử dụng, các đối tượng sở hữu công nghiệp đó mà không có sự đồng ý của mình. Mọi người trong xã hội đều có nghĩa vụ phải tôn trọng, không được có các hành vi cản trở hoặc xâm phạm khi chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thực hiện quyền sử dụng của mình.
Trên đây là nội dung Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Quy định về dấu hiệu kết hợp của nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, các nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng để phân [...]
Trình tự cấp/cấp lại phó bản văn bằng bảo hộ hiện nay
Lệ phí cấp/cấp lại văn bằng bảo hộ? Hồ sơ cần chuẩn bị và trình tự cấp/cấp lại phó bản văn bằng bảo hộ hiện [...]