Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia bảo hiểm tiền gửi
Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia bảo hiểm tiền gửi được quy định rất cụ thể tại Luật bảo hiểm tiền gửi 2012. Đối với từng chủ thể thì các quyền và nghĩa vụ là khác nhau. Cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012, người được bảo hiểm tiền gửi có những quyền và nghĩa vụ dưới đây:
– Được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn.
– Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về bảo hiểm tiền gửi.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
– Có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tiền gửi theo yêu cầu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm.
Xem thêm: Bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định của pháp luật mới nhất?
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Theo quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm xã hội 2012, đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì có các quyền và nghĩa vụ sau:
– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Được cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Nộp phí bảo hiểm tiền gửi đầy đủ và đúng thời hạn.
– Yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tại Điều 13 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 có quy định về các quyền và nghĩa vụ của chủ thể này như sau:
Về các quyền
Tổ chức bảo đảm tiền gửi có các quyền sau:
– Xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
– Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
– Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm.
– Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
– Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn bảo hiểm tiền gửi.
– Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ.
Về các nghĩa vụ
Tổ chức bảo đảm tiền gửi có các nghĩa vụ sau:
– Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
– Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
– Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
– Bảo đảm bí mật số liệu tiền gửi và tài liệu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
– Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động.
– Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Xem thêm: Chứng chỉ tiền gửi là gì? Có gì khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia bảo hiểm tiền gửi” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Các hình thức đại lý thương mại và thù lao đại lý thương mại
Theo pháp luật về thương mại thì có các hình thức đại lý thương mại nào? Vấn đề thù lao đại lý thương mại được [...]
Vừa cận vừa viễn thị có đi nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Theo Hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, tiêu chuẩn về mắt để thực hiện nghĩa vụ quân sự 2025 sẽ thực hiện theo quy định [...]