Quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân
Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, Tòa án cũng có thể áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm. Quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân được thể hiện rõ trong bài viết dưới đây.
Thẩm phán chủ tọa phiên toà
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Thẩm phán chủ tọa phiên toà có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thuế
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản
Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của kiểm lâm
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực
Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 7.500.000 đồng.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao
Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân ” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Luật bưu chính 2010
Luật bưu chính 2010. QUỐC HỘI ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——— [...]
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 QUỐC HỘI ——- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – [...]