Quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong các chế định quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định cụ thể về quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Đối với đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án
Chúng ta biết rằng, vệc áp dụng các biện pháp tạm thời về bản chất thì nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, chính vì vậy mà đương sự có quyền yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp này trong trường hợp cần thiết. Hay mở rộng hơn là người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án đều có quyền năng này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã cụ thể hoá hơn mục đích của việc yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đó chính là để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Khi yêu cầu thì các chủ thể có quyền có thể yêu cầu áp dụng một hoặc một số các biện pháp khẩn cấp tạm thời như: cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp và cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;….
Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Xem thêm: Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Đặc điểm và ý nghĩa áp dụng
Đối với Toà án
Trong trường hợp cần thiết thì đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, ở trong một số trường hợp đặc biệt thì Toà án có thể tự mình ra quyết định áp dụng các biện pháp đó một cách phù hợp.
Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Toà án chỉ được phép áo dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng bản thân Toà án nhận thấy cần thiết áp dụng nếu không thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Và các biện pháp khẩn cấp tạm thời Toà án được tự mình quyết định áp dụng bao gồm:
– Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
– Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
– Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
– Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
Như vậy, điều quan trọng là Tòa án cần phải xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời mà mình có quyền ra quyết định áp dụng. Việc xác định phạm vi các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có quyền áp dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm giá trị pháp lý của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Xem thêm: Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định hiện nay
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Hưởng chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thế nào
Bố tôi có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Gia đình tôi muốn hưởng chế độ tử tuất sau khi bố mất không? Mức hưởng [...]
Nghĩa vụ của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
Nghĩa vụ của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản [...]