Quyết định 09/2007/QĐ-BLĐTBXH bổ sung mẫu các loại chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính vào Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC áp dụng cho kế toán nguồn ngân sách Trung ương thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : 09 /2007/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30  tháng 3 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BỔ SUNG MẪU CÁC LOẠI CHỨNG TỪ, TÀI KHOẢN KẾ TOÁN, SỔ KẾ TOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀO CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 19 TC/QĐ/CĐKT NGÀY 30/3/2006 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO KẾ TOÁN NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG DO NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẢN LÝ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQHH11ngày 29/6/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 84/2005/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 23/9/2005 của liên Bộ Tài chính – Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý;
Căn cứ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp;
Sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính tại công văn số 16040/BTC-CĐKT ngày 19/12/2006 về việc bổ sung chứng từ, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành mẫu các loại chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính bổ sung vào Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng cho kế toán nguồn ngân sách Trung ương thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

Điều 2. Các chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định này áp dụng thống nhất đối với đơn vị dự toán các cấp và các đơn vị có liên quan đang quản lý nguồn ngân sách Trung ương thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

Điều 3. Giao Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thương binh liệt sĩ và người có công hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Bãi bỏ Quyết định số 1683/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành bổ sung chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo tài chính vào Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng cho kế toán chi trả trợ cấp ưu đãi người có công, kinh phí Trung ương uỷ quyền.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Cục trưởng Cục Thương binh liệt sĩ và người có công, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận
:
– Như điều 5;
– Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Kiểm toán Nhà nước
– Sở Tài chính các tỉnh, TP;
– Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước;
– Cục kiểm tra văn bản  QPPL – Bộ Tư pháp;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Lưu: VT,Vụ KHTC.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

Huỳnh Thị Nhân

 

Văn bản này có file đính kèm, bạn phải tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung.

 

DANH MỤC

CÁC CHỨNG TỪ, TÀI KHOẢN, SỔ KẾ TOÁN, ÁO CÁO TÀI CHÍNH BỔ SUNG VÀO CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ÁP DỤNG CHO KẾ TOÁN NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI  NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG DO NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẢN LÝ
 (Ban hành theo Quyết định số  09/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày  30/ 3 /2007 củaBộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

I/ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

A. Danh mục và mẫu chứng từ kế toán

1. DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

 

 

SỐ TT

 

 

TÊN CHỨNG TỪ

 

 

SỐ HIỆU CHỨNG TỪ

LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BẮT BUỘC

HƯỚNG DẪN

1

Giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi một lần.C60 – HD/LĐTBXH

x

2

Giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi.C61 – HD/LĐTBXH

x

3

Bảng kê đối tượng tăng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.C62 – HD/LĐTBXH

x

4

Bảng kê điều chỉnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng.C63 – HD/LĐTBXH

x

5

Bảng kê đối tượng giảm thôi hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.C64 – HD/LĐTBXH

x

6

Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần.C65 – HD/LĐTBXH

x

7

Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi một lần.C66 – HD/LĐTBXH

x

8

Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng.C67 – HD/LĐTBXH

x

9

Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng.C68 – HD/LĐTBXH

x

10

Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo.C69 – HD/LĐTBXH

x

11

Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo.C70 – HD/LĐTBXH

x

12

Danh sách chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình.C71 – HD/LĐTBXH

x

13

Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình.C72 – HD/LĐTBXH

x

14

Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp.C73 – HD/LĐTBXH

x

15

Hợp đồng trách nhiệm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công.C74 – HD/LĐTBXH

x

16

Danh sách giảm hàng tháng.C75- HD/LĐTBXH

x

2. Mẫu chứng từ kế toán

B. Giải thích nội dung và phương pháp lập chứng từ kế toán

1. Giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi 1 lần (mẫu số C60-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi 1 lần dùng cho Cơ quan Lao động -Thương binh và Xã hội cấp huyện (sau đây gọi tắt là cấp huyện) mời đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi 1 lần đến địa điểm và thời gian theo qui định để lĩnh tiền.

– Là căn cứ đối chiếu với danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi 1 lần, nhằm  quản lý chặt chẽ khoản chi trợ cấp ưu đãi một lần và các khoản truy lĩnh chế độ trợ cấp ưu đãi được trả theo hình thức một lần.

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Cơ sở để lập giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi 1 lần:

+ Đối với các khoản trợ cấp ưu đãi một lần: là hồ sơ hợp pháp của đối tượng phải thực hiện chi trả theo hình thức một lần của cơ quan có thẩm quyền.

+ Đối với các khoản truy lĩnh chế độ trợ cấp ưu đãi theo chính sách của đối tượng phải thực hiện chi trả theo hình thức một lần thì căn cứ vào hồ sơ đối tượng và phát sinh thực tế phải trả để thực hiện.

– Số hồ sơ phản ánh trên giấy báo là số giấy chứng nhận được hưởng trợ cấp hoặc số văn bản của cấp có thẩm quyền cho hưởng trợ cấp ưu đãi 1 lần của đối tượng.

– Giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi 1 lần được đóng thành quyển do kế toán cấp huyện sử dụng và lưu giữ. Khi sử dụng kế toán lập một bản gồm cả hai phần: phần cuống lưu tại quyển giấy báo, phần Giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi 1 lần gửi cho người được hưởng.

– Khi lĩnh trợ cấp người trực tiếp lĩnh tiền phải xuất trình giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi 1 lần và giấy chứng minh nhân dân để người chi trả kiểm tra đối chiếu với danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi 1 lần (C65-HD/LĐTBXH). Trường hợp đối tượng trực tiếp thụ hưởng trợ cấp ưu đãi không thể trực tiếp lĩnh tiền, phải có giấy ủy quyền cho người đi lĩnh thay (giấy uỷ quyền phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã); trường hợp đối tượng trực tiếp thụ hưởng đã chết thì người được hưởng phải lấy giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã.

– Người chi trả kiểm tra giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi 1 lần, chứng minh nhân dân, ngoài ra còn kèm theo giấy uỷ quyền (nếu người lĩnh tiền là người được uỷ quyền lĩnh thay đối tượng trực tiếp thụ hưởng trợ cấp ưu đãi), đối chiếu khớp đúng với danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi 1 lần, trả tiền cho đối tượng; hướng dẫn người lĩnh tiền ký nhận vào danh sách sau khi nhận tiền; thu lại Giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi một lần (C60-HD/LĐTBXH) và Giấy uỷ quyền (nếu có), kèm theo Danh sách chi trả để nộp cho kế toán cấp huyện khi thanh toán kinh phí.

2. Giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi ( mẫu số C61-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Dùng cho cấp huyện hoặc cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) sử dụng để giới thiệu Người có công với cách mạng hoặc thân nhân của người có công với cách mạng trực tiếp thụ hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi (sau đây gọi tắt là đối tượng) đang quản lý chi trả trợ cấp chuyển đi quận, huyện, thị xã khác trong tỉnh, hoặc tỉnh, thành phố khác tiếp tục quản lý và chi trả trợ cấp ưu đãi.

– Là văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền chuyển chế độ trợ cấp ưu đãi của đối tượng đến nơi cư trú thuộc quận, huyện, thị xã khác trong tỉnh, hoặc đi tỉnh, thành phố khác.

– Là căn cứ để cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp theo dõi tình hình tăng, giảm, lập danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi,  ghi sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Khi có đơn đề nghị chuyển đi của đối tượng, cấp huyện căn cứ vào ý kiến của cơ quan có thẩm quyền để xác định địa chỉ chuyển đến và lập Giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi gửi về cấp tỉnh.

– Khi nhận được giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi của cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện:

+ Nếu đối tượng chuyển đi các quận, huyện, thị xã trong tỉnh, thành phố thì cấp tỉnh lập Giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi chuyển tiếp về nơi nhận để quản lý và chi trả trợ cấp tiếp; đồng thời lưu lại Giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi của cấp huyện.

+ Nếu đối tượng chuyển đi tỉnh, thành phố khác thì cấp tỉnh lập Giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi và kèm hồ sơ của đối tượng để chuyển đi; đồng thời lưu lại Giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi của cấp huyện.

– Khi cấp Giấy giới thiệu chuyển đi, hoặc tiếp nhận chuyển đến phải được theo dõi kịp thời vào sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73-LĐTBXH):

+ Chuyển đi, ghi giảm tên đối tượng đã có trong sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73-LĐTBXH) bằng một đường gạch ngang vào dòng của người giảm (ghi rõ ngày, tháng, năm chuyển đi, thôi hưởng).

+ Chuyển đến, ghi tăng đối tượng vào sổ (ghi rõ ngày, tháng, năm tăng).

– Giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi được đóng thành quyển do kế toán lập và lưu giữ. Khi sử dụng kế toán ghi đầy đủ các nội dung vào 2 phần: phần cuống lưu tại quyển; phần Giấy giới thiệu giao cho đối tượng.

– Chú ý: Số hồ sơ ghi ở mẫu này là số hồ sơ chính sách của đối tượng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Quốc phòng ban hành, qui định và quản lý.

 

3. Bảng kê đối tượng tăng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (mẫu số C62-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Theo dõi số người, số tiền tăng do đối tượng mới chuyển đến hoặc mới được hưởng trợ cấp hàng tháng, hoặc do đối tượng đã bị đình chỉ trợ cấp nay được khôi phục cho hưởng trở lại và các trường hợp khác theo quy định.

– Là chứng từ tổng hợp, làm căn cứ ghi vào danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (C67-HD/LĐTBXH) và cột 5, 6 của Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (B08-QT-LĐTBXH); đối chiếu và ghi vào sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ vào giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi của đối tượng mới chuyển đến, hoặc quyết định được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của đối tượng.

– Bảng kê này được lập theo từng loại trợ cấp. Trường hợp các đối tượng theo từng loại ít, có thể lập chung nhiều loại trợ cấp trên một tờ danh sách nhưng phải cộng riêng cho từng loại trợ cấp.

– Cột 1, 2, 3: Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ (xã, phường…)

– Cột 4: Ghi số sổ lĩnh tiền (số thứ tự theo sổ quản lý S73-LĐTBXH và được ghi trên sổ S74-LĐTBXH)

– Cột 5: Ghi số tiền tăng của kỳ này (mới được lĩnh kỳ này)

– Cột 6: Ghi chú người mới chuyển đến hay người mới được hưởng

– Cuối Bảng kê ghi thuyết minh:

+ Số đối tượng mới chuyển đến : Số người…  Số tiền…

+ Số đối tượng mới được hưởng : Số người…  Số tiền…

+ Số đối tượng mới được khôi phục hưởng chế độ: Số người………..Số tiền……

– Bảng kê này do kế toán cấp tỉnh lập thành 02 bản theo từng tháng để làm cơ sở lập Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (C67-HD/LĐTBXH), trong đó 01 bản lưu tại bộ phận kế toán cấp tỉnh, 01 bản gửi bộ phận kế toán cấp huyện để đối chiếu, làm căn cứ ghi Sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng và lưu hồ sơ kế toán trong tháng.

4. Bảng kê điều chỉnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng ( mẫu số   C63-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Theo dõi số tiền tăng, giảm mức trợ cấp của đối tượng (do chính sách thay đổi hoặc tính thừa, tính thiếu so với mức trợ cấp hiện đang được hưởng, phải điều chỉnh lại).

– Là chứng từ tổng hợp để đối chiếu và ghi vào Sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73-LĐTBXH); làm căn cứ lập Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (C67-HD/LĐTBXH) và cột 7, cột 11 của Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng (B08-QT-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Kế toán cấp tỉnh căn cứ vào các phiếu điều chỉnh, Quyết định điều chỉnh mức trợ cấp (tăng hoặc giảm) của cơ quan có thẩm quyền để lập Bảng kê này.

– Khi thực hiện việc điều chỉnh nếu có số tiền chênh lệch do điều chỉnh tăng của những tháng ở trước thời điểm đưa vào danh sách cho hưởng tăng hàng tháng thì số tiền đó đưa vào Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần (C65-HD/LĐTBXH).

– Cột 1, 2, 3, 4: Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ, số sổ lĩnh tiền

– Cột 5: Căn cứ vào cột 5 trên mẫu số C67-HD/LĐTBXH tháng trước, ghi số tiền trợ cấp đang hưởng hàng tháng tháng trước

– Cột 6, 7: Ghi số tiền điều chỉnh tăng hoặc giảm tháng này

– Cột 8: Ghi số tiền được hưởng tháng này (cột 8 = cột 5 + cột 6 – cột 7)

– Cột 9: Ghi lý do điều chỉnh

– Cuối Bảng kê ghi: Ấn định số người, số tiền điều chỉnh tăng, hoặc giảm

– Bảng kê này được lập riêng theo từng loại trợ cấp (trường hợp đối tượng từng loại ít, có thể lập chung nhiều loại đối tượng trên một tờ bảng kê nhưng phải cộng riêng cho từng loại trợ cấp) và được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại bộ phận kế toán cấp tỉnh, 01 bản gửi bộ phận kế toán cấp huyện để làm căn cứ ghi Sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng và lưu hồ sơ kế toán trong tháng.

5. Bảng kê đối tượng giảm thôi hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (mẫu số C64-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Theo dõi số người, số tiền thôi hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (đối tượng chết, hết thời hạn hưởng chế độ, chuyển đi nơi khác, bị cắt giảm do các cơ quan chức năng phát hiện hưởng sai chính sách, đình chỉ trợ cấp do vi phạm pháp luật và các trường hợp khác theo quy định).

– Là chứng từ tổng hợp làm căn cứ lập Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (C67-HD/LĐTBXH), đối chiếu số đối tượng, số tiền giảm thôi hưởng trong tháng với Sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73- LĐTBXH) và cột 9, 10 của Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng (B08-QT-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ vào Danh sách giảm hàng tháng (C75-HD/LĐTBXH), Quyết định thôi hưởng trợ cấp ưu đãi và hồ sơ các trường hợp giảm thôi hưởng trợ cấp ưu đãi (đối tượng chết, chuyển đi nơi khác, hết thời hạn hưởng chế độ, bị cắt giảm do các cơ quan chức năng phát hiện hưởng sai chính sách, đình chỉ trợ cấp do vi phạm pháp luật và các trường hợp khác theo quy định) để lập bảng kê này.

– Cột 1, 2, 3, 4: Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ, số sổ lĩnh tiền (trùng với số ở bìa 1 sổ S74-LĐTBXH)

– Cột 5: Ghi số tiền giảm thôi hưởng trợ cấp của đối tượng.

– Cột 6: Ghi lý do giảm: chết, chuyển đi nơi khác, hết thời hạn hưởng chế độ, bị cắt giảm do các cơ quan chức năng phát hiện hưởng sai chính sách, đình chỉ trợ cấp do vi phạm pháp luật và các trường hợp khác theo quy định

– Cuối Bảng kê thuyết minh:

+ Đối tượng chuyển đi: Số người……. số tiền…………..

+ Đối tượng hết thời hạn hưởng: Số người…………số tiền…………                                + Đối tượng chết: Số người………..số tiền……………

+ Đối tượng giảm khác: Số người………..số tiền……………

– Bảng kê này do kế toán cấp huyện lập theo từng tháng và được lập 02 bản: 01 bản báo cáo cấp tỉnh, 01 bản lưu tại bộ phận kế toán cấp huyện cùng với chứng từ kế toán khác và được ghi đồng thời với Sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73-LĐTBXH).

6. Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần (mẫu số C65-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Xác định đầy đủ, chính xác số người, số tiền phải trả trợ cấp một lần trong một tháng.

– Là chứng từ tổng hợp để làm căn cứ chi trả trợ cấp ưu đãi một lần cho đối tượng, thanh toán giữa cấp huyện với cấp xã, quyết toán với ngân sách nhà nước và kiểm tra việc thanh quyết toán trợ cấp cho đối tượng.

– Là căn cứ để lập Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi một lần (C66-HD/LĐTBXH), Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73-HD/LDDTBXH) và Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp một lần (B07-QT-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ vào hồ sơ hợp pháp của đối tượng gồm: Quyết định trợ cấp ưu đãi một lần, Phiếu lập sổ trợ cấp ưu đãi, Phiếu điều chỉnh trợ cấp ưu đãi, giấy giới thiệu chi trả trợ cấp ưu đãi (đối với các trường hợp hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng nhưng do làm thủ tục di chuyển chậm, các tháng hưởng theo chế độ chưa được ghi vào danh sách trả trợ cấp hàng tháng);

– Căn cứ vào số tiền trợ cấp ưu đãi chưa trả của tháng trước (cột 7 Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi một lần (C66-HD/LĐTBXH) của tháng trước liền kề) được chuyển sang tháng này để chi trả tiếp;

Kế toán cấp huyện lập Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần; lập cho từng loại trợ cấp ưu đãi hoặc lập cho nhiều loại trợ cấp ưu đãi trên một bản nhưng phải ghi thứ tự từng loại và cộng riêng từng loại trợ cấp. Danh sách này được lập thành 01 bản giao cấp xã làm căn cứ chi trả.

– Cột 1, 2, 3, 4, 5: Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ, số hồ sơ (hoặc số Quyết định cho hưởng trợ cấp một lần), số giấy báo lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi một lần

– Cột 6: Ghi số tiền được lĩnh trợ cấp ưu đãi một lần

– Cột 7, 8:  Người nhận tiền ký và ghi rõ họ tên khi nhận tiền

– Cuối Bảng kê ghi: Ấn định số người, số tiền phải trả

– Cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, rà soát Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần trước khi tổ chức chi trả.

– Người chi trả, khi trả trợ cấp ưu đãi phải kiểm tra đúng đối tượng, đúng số tiền, yêu cầu người nhận tiền ký và ghi rõ họ tên vào danh sách này.

– Hàng tháng, sau khi hết thời hạn chi trả, cấp xã làm thủ tục thanh toán kinh phí với cấp huyện. Sau khi thánh toán: 01 bản Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần (bản gốc) và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp huyện, 01 bản danh sách (bản sao) và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp xã để trực tiếp giải thích với đối tượng và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra…

– Ghi chú: Trường hợp cấp huyện không lập được Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần thì kế toán cấp tỉnh lập và giao cho cấp huyện, cấp xã tổ chức chi trả theo qui định.

7. Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi một lần  (C66-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Xác định số người, số tiền chưa trả trợ cấp ưu đãi một lần tháng này để chuyển tháng sau trả tiếp hoặc không phải trả nữa.

– Làm căn cứ lập Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73-HD/LĐTBXH).

– Làm căn cứ lập Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp một lần (B07-QT-LĐTBXH) và Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi một lần (B12-QT-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ vào danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần (mẫu số C65-HD/LĐTBXH) để ghi lại những người chưa lĩnh trợ cấp chuyển tháng sau trả tiếp hoặc thôi không phải trả nữa).

– Cột 1, 2, 3, 4, 5 : Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ, số hồ sơ (hoặc số Quyết định cho hưởng trợ cấp một lần), số giấy báo lĩnh tiền trợ cấp một lần

– Cột 6: Ghi tổng số tiền trợ cấp một lần đối tượng chưa lĩnh

– Cột 7, 8; Ghi số tiền chuyển tháng sau trả tiếp, số tiền không phải trả nữa

– Cột 9: Ghi lý do được chuyển tháng sau trả tiếp, hoặc không phải trả nữa

– Cuối Bảng kê ghi thuyết minh: Số người, số tiền chuyển tháng sau trả tiếp, hoặc không phải trả nữa.

– Hàng tháng, sau khi hết thời hạn chi trả, cấp xã lập 02 Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi một lần báo cáo cấp huyện: 01 bản và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp huyện, 01 bản và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp xã để trực tiếp giải thích với đối tượng và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra… Cấp huyện tập hợp các Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi một lần của cấp xã để báo cáo cấp tỉnh.

– Ghi chú: Trường hợp cấp huyện trực tiếp chi trả thì phương pháp và trách nhiệm ghi thực hiện như qui định đối với cấp xã trực tiếp chi trả theo qui định.

8. Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (C67-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Xác định đầy đủ, chính xác: số người, số tiền phải chi trả cho đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng trong một tháng trên địa bàn.

– Là chứng từ tổng hợp để làm căn cứ chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho đối tượng, thanh toán giữa cấp huyện với cấp xã và quyết toán với ngân sách nhà nước.

– Là căn cứ để đối chiếu với Sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73-LĐTBXH); lập Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng (C68-HD/LĐTBXH); lập Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73-HD/LĐTBXH); lập Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (B08-QT- LĐTBXH) và Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (B13-QT-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ danh sách chi trả tháng trước, Bảng kê tăng, giảm điều chỉnh, Bảng kê đối tượng thôi hưởng trợ cấp; Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu dãi hàng tháng tháng trước (C68-HD/LĐTBXH), kế toán cấp huyện lập Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho từng loại trợ cấp hoặc lập cho nhiều loại trợ cấp trên một bản nhưng phải ghi thứ tự từng loại và cộng riêng từng loại trợ cấp. Danh sách này được lập 01 bản giao cấp xã làm căn cứ chi trả.

– Cột 1, 2, 3, 4: Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ, số sổ lĩnh tiền.

– Cột 5: Ghi số tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng của tháng này.

– Cột 6,7 : Ghi số tháng, số tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng chưa trả luỹ kế đến tháng trước chuyển tháng này trả tiếp (Cột 7, 8 C68-HD/LĐTBXH của tháng trước liền kề).

– Cột 8: Ghi tổng số tiền trợ cấp ưu đãi được lĩnh tháng này (cột 8 = cột 5+cột 7)

– Cột 9, 10 : Người nhận ký và ghi rõ họ tên.

– Cuối Bảng kê ghi: Ấn định số người, số tiền phải trả tháng này.

– Cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, rà soát Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng trước khi tổ chức chi trả.

– Người chi trả trợ cấp khi trả tiền phải kiểm tra đúng đối tượng, đúng số tiền, yêu cầu người nhận tiền ký và ghi rõ họ tên vào Cột 9, Cột 10 tương ứng của Danh sách này .

– Hàng tháng, sau khi hết thời hạn chi trả, cấp xã làm thủ tục thanh toán kinh phí với cấp huyện. Sau khi thanh toán, 01 bản Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (bản gốc) và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp huyện; 01 bản Danh sách (bản sao) và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp xã để trực tiếp giải thích với đối tượng và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra…

– Ghi chú: Trường hợp cấp huyện không lập được Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì kế toán cấp tỉnh lập và giao cho cấp huyện, cấp xã tổ chức chi trả theo qui định.

9. Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng (mẫu C68-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Xác định số người, số tiền chưa lĩnh trợ cấp hàng tháng để chuyển tháng sau trả tiếp hoặc không phải trả nữa.

– Làm căn cứ lập Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73-HD/LĐTBXH).

– Làm căn cứ lập Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng của tháng sau (C67-HD/LĐTBXH), Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng (B08-QT-LĐTBXH) và Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (B13-QT-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ vào Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng để ghi lại những người chưa lĩnh trợ cấp và phải ghi rõ về người, số tháng, số tiền trợ cấp chưa lĩnh không phải trả nữa, hoặc được chuyển sang tháng sau tiếp tục trả.

– Cột 1, 2, 3, 4:  Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ, Số sổ lĩnh tiền.

– Cột 5: Ghi số tháng chưa lĩnh.

– Cột 6: Ghi tổng số tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối tượng chưa lĩnh.

– Cột 7, 8: Ghi số tháng, số tiền  chuyển tháng sau trả tiếp

– Cột 9, 10: Ghi số tháng, số tiền không phải trả nữa

– Cột 11: Ghi lý do chưa lĩnh trợ cấp, lý do không phải trả

– Cuối Bảng kê ghi thuyết minh: số người, số tiền chuyển tháng sau trả tiếp, hoặc không phải trả nữa.

– Hàng tháng, sau khi hết thời hạn chi trả, cấp xã lập 02 Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng báo cáo cấp huyện để thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp. Sauk hi thanh toán: 01 bản và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp huyện; 01 bản cùng với các giấy tờ liên quan khác lưu tại cấp xã để trực tiếp giải thích với đối tượng và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra…. Cấp huyện tập hợp các Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng của cấp xã để báo cáo cấp tỉnh.

10. Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo (mẫu số C69-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Xác định chính xác đối tượng, số tiền phải trả trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo cho đối tượng đang học tại các trường theo chính sách hiện hành.

– Làm căn cứ chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo cho đối tượng;

– Làm căn cứ để lập: Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo (C70-HD/LĐTBXH); Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73.HD/LĐTBXH); Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo (B09-QT-LĐTBXH); Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (B14-QT-LĐTBXH); quyết toán với ngân sách nhà nước và kiểm tra việc thanh toán trợ cấp cho đối tượng.

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ vào hồ sơ trợ cấp mà đơn vị đang quản lý, Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo tháng trước, tình hình tăng, giảm đối tượng hưởng trợ cấp; Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (C70-HD/LĐTBXH) của tháng trước và các giấy tờ liên quan khác (nếu có), kế toán cấp huyện lập 01 bản danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo và trực tiếp tổ chức chi trả cho đối tượng.

– Danh sách này ghi theo thứ tự từng loại trợ cấp và cộng riêng từng loại trợ cấp.

– Cột 1, 2: Ghi số thứ tự, họ và tên người có công là người được hưởng ưu đãi giáo dục, đào tạo hoặc có con được hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo

– Cột 3: Ghi họ và tên học sinh, sinh viên được hưởng ưu đãi giáo dục, đào tạo

– Cột 4: Ghi mã hiệu đối tượng hưởng ưu đãi giáo dục, đào tạo

– Cột 5: Ghi số Sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo

– Cột 6: Ghi tên trường học sinh, sinh viên đang học

– Cột 7: Ghi khoá học của học sinh, sinh viên

– Cột 8: Ghi số tiền chưa lĩnh kỳ trước chuyển sang

– Cột 9: Ghi số tiền hỗ trợ học phí

– Cột 10: Ghi số tiền hưởng trợ cấp một lần

– Cột 11, 12: Ghi số tháng, số tiền trợ cấp hàng tháng trả theo kỳ

– Cột 13: Cột 9 + cột 10 + cột 12: Ghi tổng số tiền trợ cấp được tính trả kỳ này

– Cột 14 = Cột 8 + cột 13: Ghi tổng số tiền đối tượng được lĩnh kỳ này

– Cột 15,16 : Người nhận ký và ghi rõ họ và tên

– Cuối Danh sách ghi: Ấn định số người, số tiền phải trả tháng này

– Cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, rà soát Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo trước khi tổ chức chi trả.

– Người chi trả trợ cấp, khi trả tiền phải kiểm tra đúng đối tượng, đúng số tiền, yêu cầu người nhận tiền ký và ghi rõ họ tên vào danh sách này.

– Kế toán cấp huyện quản lý, tổ chức chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo; thanh quyết toán với cấp tỉnh theo quy định; Danh sách này được lưu cùng với chứng từ kế toán của cấp huyện để giải thích cho đối tượng và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra…

– Ghi chú: Trường hợp cấp huyện không lập được Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo thì kế toán cấp tỉnh lập và giao cho cấp huyện tổ chức chi trả theo qui định.

11. Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo (C70-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Xác định số người, số tiền chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo để chuyển tháng sau trả tiếp hoặc không phải trả nữa.

– Làm căn cứ lập Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73-HD/LĐTBXH).

– Làm căn cứ lập danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo của tháng sau (C69-HD/LĐTBXH), Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo (B09-QT-LĐTBXH); Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (B14-QT-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo để ghi lại những người chưa lĩnh trợ cấp, phải ghi rõ số người, số tiền chuyển tháng sau tiếp tục trả, hoặc không phải trả nữa.

– Bảng kê này ghi theo thứ tự từng loại trợ cấp và cộng riêng từng loại trợ cấp.

– Cột 1:  Ghi số thứ tự

– Cột 2: Ghi họ và tên người có công

– Cột 3: Ghi họ và tên học sinh, sinh viên được hưởng ưu đãi giáo dục, đào tạo

– Cột 4: Ghi mã hiệu đối tượng hưởng ưu đãi giáo dục, đào tạo

– Cột 5: Ghi số Sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo

– Cột 6: Ghi tổng số tiền trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo đối tượng chưa lĩnh

– Cột 7, 8: Ghi số tiền chuyển tháng sau trả tiếp, số tiền không phải trả nữa

– Cột 9: Ghi lý do được chuyển tháng sau trả tiếp hoặc không phải trả nữa.

– Cuối Bảng kê ghi thuyết minh: số người, số tiền chuyển tháng sau trả tiếp; số người, số tiền không phải trả nữa.

– Hàng tháng, sau khi hết thời hạn chi trả, đơn vị trực tiếp chi trả (cấp huyện) lập 02 Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo: 01 bản và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp tỉnh, 01 bản và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp huyện cùng với hồ sơ, tài liệu kế toán trong tháng để trực tiếp giải thích với đối tượng và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra.

12. Danh sách chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (C71-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Xác định chính xác đối tượng, số tiền phải trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình.

– Làm chứng từ tổng hợp để làm căn cứ chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình cho đối tượng, làm căn cứ lập Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73-HD/LĐTBXH), quyết toán với ngân sách nhà nước và kiểm tra việc chi trả trợ cấp với đối tượng.

– Làm căn cứ để lập Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (C72-HD/LĐTBXH); Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (B10-QT- LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ vào quyết định trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình; Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (C72-HD/LĐTBXH) của tháng trước liền kề, kế toán cấp huyện lập danh sách chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình. Danh sách này được lập thành 01 bản giao cấp xã làm căn cứ chi trả.

– Cột 1, 2, 3,4: Ghi số thứ tự, họ và tên, địa chỉ, số hồ sơ

– Cột 5: Ghi số Sổ theo dõi trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình đã cấp cho đối tượng lưu giữ

– Cột 6: Ghi số Quyết định hưởng trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình

– Cột 7: Ghi tháng, năm chi trả trợ cấp kỳ trước liền kề

– Cột 8,9,10,11: Ghi số tiền trợ cấp theo từng loại phương tiện trợ giúp, loại dụng cụ chỉnh hình, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, vật phẩm phụ và tiền bảo trì phương tiện, đối tượng được hưởng.

– Cột 12 = Cột 8 + cột 9 + cột 10 + cột 11: Ghi tổng số tiền đối tượng được trợ cấp để mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, vật phẩm phụ và tiền bảo trì phương tiện theo niên hạn.

– Cột 13, 14: Người nhận tiền ký và ghi rõ họ và tên

– Cuối Danh sách ghi: Ấn định số người, số tiền phải trả tháng này

– Cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, rà soát Danh sách chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình trước khi tổ chức chi trả.

– Người chi trả, khi trả trợ cấp phải kiểm tra đúng đối tượng, đúng số tiền, yêu cầu người nhận tiền ký và ghi rõ họ tên vào Danh sách này.

– Hàng tháng, sau khi hết thời hạn chi trả, cấp xã làm thủ tục thanh toán kinh phí với cấp huyện và sau khi thanh toán: 01 bản Danh sách chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (bản gốc) và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp huyện; 01 bản Danh sách (bản sao) và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp xã để trực tiếp giải thích với đối tượng và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra…

– Ghi chú: Trường hợp cấp huyện không lập được Danh sách chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình thì kế toán cấp tỉnh lập và giao cho cấp huyện, cấp xã tổ chức chi trả theo qui định.

 13. Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (mẫu số C72-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Xác định số người, số tiền chưa nhận trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình tháng này để chuyển tháng sau trả tiếp.

– Làm căn cứ lập Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73-HD/LĐTBXH).

– Làm căn cứ lập Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (B10-QT-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ vào danh sách chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình, ghi lại những người  chưa lĩnh, để tháng sau trả tiếp.

– Cột 1, 2, 3, 4: Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ, số hồ sơ.

– Cột 5: Ghi  số sổ theo dõi trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình.

– Cột 6: Ghi số Quyết định hưởng trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình

– Cột 7: Ghi loại phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, vật phẩm phụ và tiền bảo trì phương tiện được hưởng.

– Cột 8: Ghi tổng số tiền trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, vật phẩm phụ và tiền bảo trì phương tiện, đối tượng chưa lĩnh

– Cột 9, 10: Ghi số tiền chưa lĩnh chuyển tháng sau, số tiền không phải trả nữa

– Cột 11: Ghi lý do chưa lĩnh trợ cấp.

– Cuối Bảng kê ghi thuyết minh: số người, số tiền chuyển tháng sau trả tiếp, hoặc không phải trả nữa

– Hàng tháng, sau khi hết thời hạn chi trả, cấp xã lập 02 Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình báo cáo cấp huyện: 01 bản và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp huyện, 01 bản cùng với các giấy tờ liên quan khác lưu tại cấp xã để trực tiếp giải thích với đối tượng và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra… Cấp huyện tập hợp các Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình để báo cáo cấp tỉnh.

14. Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (mẫu số   C73-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

– Để hàng tháng thanh toán kinh phí giữa cấp huyện với đơn vị trực tiếp chi trả trợ cấp (cấp xã hoặc cấp huyện) về số tiền đã tạm ứng để chi trả trợ cấp ưu đãi cho Người có công.

– Làm căn cứ để lập Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp một lần (B07-QT-LĐTBXH), Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng (B08-QT-LĐTBXH), Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (B09-QT-LĐTBXH), Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (B10-QT-LĐTBXH).

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ vào danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo, trợ cấp mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (C65-HD/LĐTBXH, C67-HD/LĐTBXH, C69-HD/LĐTBXH, C71-HD/LĐTBXH) có ký nhận của người lĩnh tiền; Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp 1 lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo, trợ cấp mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (C66-HD/LĐTBXH, C68-HD/LĐTBXH, C70-HD/LĐTBXH, C72-HD/LĐTBXH), đơn vị trực tiếp chi trả (UBND cấp xã hoặc cấp huyện) lập Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp. Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp được chia thành 2 phần:

Phần I: Phân tích tình hình chi trả theo từng loại đối tượng có 10 cột:

+ Cột 1, 2 : Ghi thứ tự, loại trợ cấp

+ Cột 3, 4: Ghi số người, số tiền phải trả tháng này (C65-HD/LĐTBXH, C67-HD/LĐTBXH, C69-HD/LĐTBXH, C71-HD/LĐTBXH)

+ Cột 5, 6: Ghi số người, số tiền đã trả tháng này

+ Cột 7, 8: Ghi số người, số tiền chưa trả tháng này chuyển tháng sau trả tiếp (C66-HD/LĐTBXH, C68-HD/LĐTBXH, C70-HD/LĐTBXH, C72-HD/LĐTBXH).

+ Cột 9, 10: Ghi số người, số tiền thôi không phải trả (C66-HD/LĐTBXH, C68-HD/LĐTBXH, C70-HD/LĐTBXH, C72-HD/LĐTBXH)

Phần II: Phân tích tình hình kinh phí: dư kỳ trước chuyển sang, tạm ứng và thanh toán kỳ này, số dư chuyển kỳ sau. Số liệu ở phần này được lấy từ bảng thanh toán kỳ trước, tạm ứng kỳ này và số đã chi trả ở phần I.

– Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp do đơn vị trực tiếp chi trả (cấp xã, hoặc cấp huyện) lập. Hàng tháng, sau khi hết thời hạn chi trả, đơn vị trực tiếp chi trả lập thành 02 bản, nộp về cấp huyện để thanh toán. Sau khi thanh toán: 01 bản và các giấy tờ khác có liên quan lưu tại cấp huyện, 01 bản cùng với các giấy tờ liên quan khác lưu tại cấp xã để trực tiếp giải thích với đối tượng và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra).

15. Hợp đồng trách nhiệm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công (mẫu số C74-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

Xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi và sự uỷ quyền của cấp huyện với cấp xã trong quá trình thực hiện công tác quản lý, chi trả trợ cấp ưu đãi cho đối tượng trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Bên A là cấp huyện

– Bên B là cấp xã

– Điều 1: Trách nhiệm của bên A

– Điều 2: Trách nhiệm của bên B

– Điều 3: Thanh lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng

– Điều 4: Cam kết thực hiện

– Điều 5: Hiệu lực thi hành

Hợp đồng trách nhiệm chi trả trợ cấp ưu đãi người do cấp huyện lập thành 04 theo mẫu số C74-HD/LĐTBXH và được đại diện bên A, đại diện bên B ký kết. Sau khi ký kết giao mỗi bên gữi 01 bản, 02 bản gửi cấp tỉnh và cấp huyện.

16. Danh sách giảm hàng tháng (C75-HD/LĐTBXH)

a) Mục đích

Cấp xã phản ánh kịp thời các trường hợp giảm (thôi hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng do chết, hết thời hạn hưởng, chuyển đi nơi khác, hưởng sai chế độ chính sách các cơ quan chức năng phát hiện quyết định cắt giảm và các trường hợp giảm, thôi hưởng trợ cấp khác theo quy định) về cấp huyện để làm căn cứ lập danh sách chi trả trợ cấp tháng sau liền kề đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ.

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Hàng tháng, căn cứ tình hình đối tượng giảm, thôi hưởng trợ cấp hàng tháng, trong tháng, cấp xã lập 02 danh sách giảm hàng tháng (Chủ tịch UBND cấp xã, ký tên, đóng dấu) lần lượt cho từng đối tượng, từng chế độ ưu đãi của từng người giảm, thôi hưởng trợ cấp kèm theo các giấy tờ liên quan (nếu có), báo cáo về cấp huyện 01 bản trước khi lập danh sách chi trả trợ cấp cho tháng sau liền kề (thời gian cụ thể do địa phương quy định), 01 bản lưu tại cấp xã để theo dõi, đối chiếu, ghi sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng (S73-LĐTBXH).

– Cột số 1: Ghi số thứ tự

– Cột số 2: Ghi họ và tên người giảm thôi hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng

– Cột số 3: Ghi địa chỉ nơi đang quản lý chi trả trợ cấp ưu đãi

– Cột số 4: Ghi số hồ sơ

– Cột số 5: Ghi số sổ lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng

– Cột số 6: Ghi loại trợ cấp (ví dụ thương binh suy giảm khả năng lao động 21%, tuất thân nhân 1 liệt sỹ, phục vụ thương, bệnh binh từ 81% trở lên . . .)

– Cột số 7: Ghi số tiền giảm (trường hợp đối tượng được hưởng từ 2 chế độ trở lên thì kê liên tục, lần lượt số tiền giảm cho từng chế độ ưu đãi; nếu đối tượng thương binh, bệnh bình suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, đồng thời là người được hưởng chế độ phục vụ thương binh, bệnh binh nặng thì phải liệt kê hết các chế độ ưu đãi mà thương binh, bệnh binh trực tiếp thụ hưởng, sau đó kê đến họ, tên và số tiền trợ cấp người phục vụ thương binh, bệnh binh)

– Cột số 8: Ghi rõ lý do và ngày… tháng… năm… giảm (ví dụ: chuyển đi-25/10/2006 hoặc chết -20/10/2006 . . .)

– Cột số 9: Chỉ ghi đối với trường hợp đối tượng giảm do chết: trước khi chết, ngoài chế độ ưu đãi người có công, đối tượng có hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì ghi chữ “BH” các trường hợp còn lại để trống

– Cột 10: Ghi các giấy tờ kèm theo (nếu có) cho mỗi trường hợp giảm

II. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

A.Danh mục tài khoản kế toán

 

SỐ TT

SỐ HIỆU

TÀI KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

 

GHI CHÚ

TK cấp 1

Tài khoản cấp 2

  
I  Loại 2- Tài sản cố định 
 2414Hỗ trợ nghĩa trang, công trình ghi công liệt sỹ 
II  Loại III: Thanh toán 
 3114Phải thu trùng lĩnh trùng cấp, chi sai chế độ 
 315 Thanh toán với đại diện chi trả 
 3374Hỗ trợ nghĩa trang, công trình ghi công liệt sỹ 
III  Loại IV : Nguồn kinh phí 
 464 Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công 
4641Năm trước
4642Năm nay
4643Năm sau
IV  Các khoản thu 
 

5114

Thu trùng lĩnh, trùng cấp, chi sai chế độ 
V  Loại VI : Các khoản chi 
 664 Chi ưu đãi Người có công 
6641Năm trước
6642Năm nay
6643Năm sau

B. Giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán

1. Tài khoản 315- Thanh toán với đại diện chi trả

Tài khoản này sử dụng ở cấp huyện, phản ánh mối quan hệ tạm ứng và thanh toán giữa cấp huyện với cấp xã về các khoản tiền đã tạm ứng để chi trả trợ cấp ưu đãi Người có công với cách mạng.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau

1. Chỉ tạm ứng tiền cho cấp xã theo danh sách được duyệt từng kỳ và mức tạm ứng tối đa bằng số tiền ghi trong danh sách. Phải thanh toán dứt điểm tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ sau.

2. Tiền tạm ứng cho nội dung, mục đích gì thì phải thực hiện cho nội dung, mục đích đó; tiền tạm ứng không được sử dụng cho nội dung, mục đích khác. Người nhận tạm ứng cho cấp xã (đối với trường hợp nhận tạm ứng bằng tiền mặt) phải là người được Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ và đứng tên ký kết tại Hợp đồng trách nhiệm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công (C74-HD/LĐTBXH).

3. Hàng tháng, sau khi nhận tiền tạm ứng cấp xã phải tiến hành chi trả kịp thời đến tận tay cho từng đối tượng hưởng trợ cấp; sau khi hết thời hạn chi trả trợ cấp phải lập Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73- HD/LĐTBXH) được Chủ tịch UBND cấp xã ký tên, đóng dấu, kèm theo các chứng từ gốc để thanh toán với cấp huyện theo đúng thời gian qui định. Số tiền tạm ứng chi không hết phải nộp trả về Quỹ cấp huyện.

4. Đối với các khoản chi về phí chi trả cho cho cấp xã, không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào TK 664 “ Chi ưu đãi Người có công”.

5. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cho từng xã (cá nhân hoặc tập thể) nhận tạm ứng, theo từng lần tạm ứng và từng lần thanh toán.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 315- Thanh toán với đại diện chi trả

Bên Nợ :

– Phản ánh các khoản tiền cấp xã đã tạm ứng để chi trả trợ cấp ưu đãi cho đối tượng.

Bên Có:

– Số tiền thực tế cấp xã đã chi trả cho các đối tượng theo danh sách đã được cấp huyện chấp nhận thanh toán.

– Số tiền cấp xã tạm  ứng chưa chi hết nhập lại Quỹ cấp huyện.

Số dư bên Nợ :

Phản ánh số tiền tạm ứng cấp xã chưa thanh toán với cấp huyện.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

1. Căn cứ các Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi, xuất quỹ tiền mặt hoặc chuyển khoản tạm ứng cho cấp xã, ghi:

Nợ TK 315 – Thanh toán với đại diện chi trả

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, Kho bạc (nếu chuyển khoản)

2. Căn cứ các chứng từ gốc, Bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp, số kinh phí thực tế cấp xã đã chi trả cho đối tượng và đã được cấp huyện duyệt, ghi:

Nợ TK 335 – Phải trả các đối tượng khác

Có TK 315 – Thanh toán với đại diện chi trả

3. Số tiền tạm ứng cấp xã chưa chi hết nhập lại quỹ cấp huyện, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, Kho bạc

Có TK 315 – Thanh toán với đại diện chi trả

 

2. Tài khoản  464- Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công

Tài khoản này sử dụng cho cấp huyện, Trung tâm nuôi dưỡng Thương bệnh binh (trực thuộc Sở), cấp tỉnh để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí ưu đãi Người có công và tình hình quyết toán nguồn kinh phí này. Nguồn kinh phí ưu đãi người có công là nguồn ngân sách Trung ương thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công được hình thành từ ngân sách Trung ương cấp hàng năm theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Hạch toán tài khoản này

cần tôn trọng một số quy định sau

1. Chỉ phản ánh vào tài khoản này nguồn kinh phí ưu đãi Người có công của ngân sách Trung ương cấp để thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

2. Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung hoạt động, đúng tiêu chuẩn định mức của Nhà nước và trong phạm vi dự toán đã được duyệt cho phù hợp với quy định của chế độ tài chính.

3. Để theo dõi, quản lý và quyết toán tổng số kinh phí ưu đãi Người có công trong phạm vi toàn đơn vị (kinh phí được cấp theo quy định của chế độ tài chính ). Nếu là đơn vị cấp trên phản ánh vào TK 464 số kinh phí đơn vị trực tiếp sử dụng và số kinh phí của các đơn vị cấp dưới nhận được (số kinh phí được cấp theo quy định của chế độ tài chính) khi đã được phê duyệt quyết toán.

4. Để theo dõi, quản lý và quyết toán số kinh phí hoạt động, các đơn vị phải mở số kế toán theo dõi chi tiết cho từng nội dung, từng đơn vị.

5. Cuối kỳ, kế toán đơn vị phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ưu đãi Người có công với cơ quan chủ quản và quan cơ tài chính theo chế độ tài chính quy định. Số kinh phí chưa sử dụng hết được xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.

6. Cuối ngày 31/12 kỳ kế toán năm, nếu số chi ưu đãi bằng nguồn kinh phí ưu đãi Người có công chưa được duyệt quyết toán, thì kế toán chuyển nguồn kinh phí ưu đãi Người có công năm nay sang kinh phí ưu đãi Người có công sang năm trước (Nợ TK 4612, Có TK 4611).

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 464- Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công

Bên Nợ:

–  Phản ánh số kinh phí nộp lại Ngân sách Nhà nước hoặc nộp lại cho cấp trên;

– Kết chuyển số chi ưu đãi Người có công đã được phê duyệt quyết toán với nguồn kinh phí ưu đãi Người có công;

– Kết chuyển số kinh phí ưu đãi Người có công đã cấp trong kỳ cho các đơn vị cấp dưới (Đơn vị cấp trên ghi);

– Các khoản được phép ghi giảm nguồn kinh phí ưu đãi Người có công.

Bên có :

– Số kinh phí ưu đãi Người có công đã nhận của Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên.

Số dư bên Có:

–  Số kinh phí ưu đãi Người có công được cấp trước cho năm sau (nếu có).

– Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công hiện còn hoặc đã chi nhưng chưa được quyết toán.

 Tài khoản 464 – Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công có 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 4641 -Năm trước: Phản ánh nguồn kinh phí ưu đãi Người có công thuộc ngân sách năm trước còn chờ duyệt quyết toán.

– Tài khoản 4642 – Năm nay: Phản ánh nguồn kinh phí ưu đãi Người có công thuộc ngân sách năm nay bao gồm các khoản kinh phí năm  trước chưa sử dụng chuyển sang năm nay và các khoản kinh phí được cấp trong năm nay.

– Tài khoản 4643 – Năm sau: Tài khoản này chỉ sử dụng cho các đơn vị được cấp kinh phí trước cho năm sau để phản ánh nguồn kinh phí ưu đãi Người có công thuộc ngân sách năm sau bao gồm những khoản được cấp trước cho năm sau (kể cả các khoản kinh phí tạm ứng dự toán ngân sách năm sau để chi cho nhiệm vụ của năm trước), những khoản kinh phí chưa sử dụng hết được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển qua năm sau. Đầu năm sau số kinh phí phản ánh trên TK 4613 “Năm sau” được chuyển sang                               TK 4612 “Năm nay”.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

1. Nhận kinh phí ưu đãi người có công do cơ quan tài chính cấp hoặc cấp trên cấp bằng tiền, hoặc bằng hiện vật, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153 . . .

Có TK 464 – Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công (4642)

2. Nhận kinh phí ưu đãi Người có công do cơ quan tài chính cấp hoặc cấp trên cấp bằng TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 464 – Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công (4642)

Đồng thời ghi:

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 466 – Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

3. Trường hợp cuối niên độ kế toán, theo chế độ tài chính qui định nếu đơn vị phải nộp lại số kinh phí ưu đãi người có công sử dụng không hết, khi nộp lại kinh phí, ghi:

Nợ TK 464 – Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công (4642)

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, Kho bạc

4. Nhận kinh phí ứng trước dự toán ngân sách của năm sau, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK  464 – Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công (4643)

5. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán được nhận kinh phí thuộc dự toán ngân sách của năm trước để chi thực hiện nhiệm vụ năm trước và quyết toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK  464 –  Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công (4641)

6. Cuối kỳ kế toán, căn cứ số kinh phí cấp dưới đã nhận được (do cơ quan tài chính và cơ quan chức năng khác cấp) kế toán đơn vị cấp trên kết chuyển, ghi tăng nguồn kinh phí ưu đãi Người có công, ghi:

Nợ TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới

Có TK 464 – Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công (4642)

7. Cuối niên độ kế toán, kinh phí chi ưu đãi Người có công của năm nay (bao gồm số đã chi nhưng chưa được quyết toán với nguồn kinh phí ưu đãi Người có công và số kinh phí chưa chưa chi) được kết chuyển từ “năm nay” sang “năm trước”, ghi:

Nợ TK 4642 – Năm nay

Có TK 4641 – Năm trước

8. Kết chuyển chi ưu đãi Người có công vào nguồn kinh phí ưu đãi Người có công khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, ghi:

Nợ TK 464 – Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công (4641)

Có TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6641)

9. Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công của năm trước được xác định chưa sử dụng khi xét duyệt báo cáo quyết toán năm theo chế độ quy định, nếu được chuyển thành nguồn kinh phí ưu đãi người có công năm nay, ghi:

Nợ TK 4641 – Năm trước

Có TK 4642 – Năm nay

10. Đầu năm sau, kết chuyển số kinh phí đã phản ánh trên TK 4643 – “Năm sau” sang TK 4642 – “Năm nay”, ghi:

Nợ TK 4643 – Năm sau

Có TK 4642 – Năm nay

3. Tài khoản 664 – Chi ưu đãi Người có công

Tài khoản này dùng cho cấp huyện, cấp tỉnh, các cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh do cấp tỉnh quản lý để phản ánh các khoản chi ưu đãi Người có công  quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành theo dự toán chi đã được duyệt như: trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng, thân nhân của của có công với cách mạng, chi ưu đãi khác, chi cho công tác chuyên môn nghiệp vụ.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và đảm bảo sự khớp đúng thống nhất giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính. Các khoản chi phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành của chế độ tài chính.

2. Hạch toán vào tài khoản này các khoản chi ưu đãi người có công thuộc nguồn kinh phí ưu đãi người có công do ngân sách cấp. Đối với đơn vị dự toán cấp tỉnh,                TK 664 “ Chi ưu đãi Người có công” ngoài việc tập hợp chi ưu đãi Người có công của đơn vị còn dùng để tổng hợp số chi ưu đãi Người có công của tất cả các đơn vị dự toán cấp huyện và các cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng do cấp tỉnh quản lý (trên cơ sở quyết toán đã được duyệt để báo cáo với cấp trên và cơ quan tài chính).

3. Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi ưu đãi Người có công trong năm được chuyển từ TK 6642″Năm nay” sang TK 6641″Năm trước” để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt. Riêng đối với số đã chi trước cho năm sau theo dõi ở TK 6643 “Năm sau”, sang đầu năm sau được chuyển sang TK 6642 “Năm nay” để tiếp tục tổng hợp vào chi ưu đãi người có công trong năm nay.

4. Phải mở sổ chi tiết TK 664 “Chi ưu đãi Người có công”  theo niên độ kế toán.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 664- Chi ưu đãi Người có công

Bên Nợ :

Các khoản chi ưu đãi Người có công phát sinh ở đơn vị.

Bên có:

– Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản chi sai không được phê duyệt phải thu hồi.

– Kết chuyển số chi ưu đãi Người có công với nguồn kinh phí khi báo cáo quyết toán đã được duyệt.

Số dư bên Nợ:

– Các khoản chi ưu đãi Người có công chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt.

TK 664 – Chi ưu đãi Người có công có 3 tài khoản cấp 2 :

– TK 6641 – Năm trước: Dùng để phản ánh các khoản chi ưu đãi Người có công thuộc kinh phí năm trước chưa được duyệt quyết toán.

– TK 6642 – Năm nay: Phản ánh các khoản chi ưu đãi Người có công thuộc kinh phí ngân sách năm nay.

– TK 6643 – Năm sau: Tài khoản này chỉ sử dụng cho các đơn vị được cấp kinh phí trước cho năm sau để phản ánh các khoản chi trước cho năm sau (kể cả các khoản chi cho nhiệm vụ của năm trước bằng nguồn kinh phí đã tạm ứng thuộc dự toán ngân sách năm sau). Đến cuối ngày 31/12, số chi tài khoản này được chuyển sang TK 6612 “Năm nay”.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

1. Xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho chi ưu đãi Người có công, ghi:

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Nếu xuất kho dụng cụ ra sử dụng, đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản).

2. Hàng tháng trích BHYT tính vào chi ưu đãi người có công, ghi

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 332– Các khoản phải nộp theo lương (3322)

3. Các khoản chi phí bằng tiền mặt, tiền gửi chi ưu đãi Người có công, ghi

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, Kho bạc

4. Thanh toán các khoản tạm ứng tính vào chi ưu đãi Người có công, ghi:

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 312 – Tạm ứng

5. Trường hợp mua TSCĐ bằng nguồn kinh phí ưu đãi Người có công các nghiệp vụ kinh tế liên quan được phản ánh như sau:

* Khi mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Có các TK 111, 112, 464,…

Đồng thời ghi:

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 466 – Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

* Khi mua TSCĐ phải qua lắp đặt chạy thử, ghi:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (2411)

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Kho bạc (tổng giá thanh toán)

Bàn giao đưa vào sử dụng:

Nợ TK 211 – TSCĐ

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (2411)

Đồng thời ghi:

Nợ  TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 466 – Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

6. Kết chuyển số chi trả thực tế về các khoản trợ cấp ưu đãi người có công (trợ cấp một lần, hàng tháng, ưu đãi giáo dục đào tạo) vào chi ưu đãi Người có công, ghi:

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 335 – Phải trả các đối tượng khác

7. Các khoản trùng lĩnh, trùng cấp trong năm đã ghi vào Chi ưu đãi Người có công, phát hiện trong năm, ghi:

7.1. Thu được tiền ngay trong năm

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 511 – Các khoản thu (5114)

Đồng thời:

Kết chuyển ghi giảm chi số đã thu hồi được (số quyết toán tromg năm, phát hiện trong năm và thu được tiền ngày trong năm)

Nợ TK 511 – Các khoản thu (5114)

Có TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Ghi đỏ bên Nợ và bên Có TK 335 số tiền trùng lĩnh, trùng cấp đã thu hồi được để giảm số chi trợ cấp cho đối tượng:

Nợ TK 335 – Phải trả các đối tượng khác

Có TK 335 – Phải trả các đối tượng khác

7.2. Chưa thu được tiền trong năm

Nợ TK 311 – Các khoản phải thu (3114)

Có TK 511 – Các khoản thu (5114)

8. Hạch toán năm báo cáo giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn kho cuối năm thuộc nguồn kinh phí chi Ưu đãi Người có công (cả số còn sử dụng được và số không còn sử dụng được): Căn cứ vào Biên bản kiểm kê nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đến ngày 31/12, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” để phản ánh giá trị của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho vào chi ưu đãi Người có công của năm báo cáo, ghi:

Nợ TK 664 – Chi Ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 337 – Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3374)

9. Hạch toán giá trị khối lượng Sửa chữa lớn (SCL), Xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành trong năm báo cáo gồm: sửa chữa, xây dựng nhà bia, đài tưởng niệm, công trình ghi công liệt sỹ, sửa chữa Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh đã được ngân sách nhà nước cấp trong năm, được quyết toán vào chi ưu đãi Người có công của năm báo cáo, ghi:

9.1. Khi công trình SCL, XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và đã được cơ quan chức năng phê duyệt quyết toán vào chi ưu đãi Người có công của năm báo cáo, ghi:

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi người có công (6642)

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (2414)

9.2. Giá trị khối lượng SCL, XDCB hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng và chưa được cơ quan chức năng phê duyệt quyết toán trong năm báo cáo:

– Căn cứ vào bảng xác nhận khối lượng SCL, XDCB hoàn thành đến ngày 31.12, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” để phản ánh giá trị khối lượng XDCB hoàn thành liên quan đến số kinh phí ưu đãi người có công đã được ngân sách cấp trong năm, được quyết toán vào chi ưu đãi Người có công của năm báo. Căn cứ vào “Chứng từ ghi sổ”, ghi:

Nợ TK 664  – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 337– Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3374)

– Sang năm sau, khi cơ quan chức năng phê duyệt quyết toán và công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng ghi:

Nợ TK 337– Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3374)

(Phần chi của khối lượng năm trước đã quyết toán)

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642 – Năm nay)

(Số chi thêm quyết toán trong năm nay)

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (2414)

Giá trị khối lượng Sửa chữa lớn (SCL), Xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành (đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định) bao gồm: sửa chữa, xây dựng nhà bia, đài tưởng niệm, công trình ghi công liệt sỹ (phần giá trị do nguồn kinh phí trung ương chi ưu đãi Người có công hỗ trợ), khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, được các cơ quan chức năng phê duyệt quyết toán, địa phương phải mở sổ quản lý, theo dõi, hạch toán tăng tài sản cố định cùng với tài sản đầu tư bằng nguồn kinh phí địa phương.

10. Cuối kỳ kế toán, căn cứ số chi quyết toán của đơn vị cấp dưới (cấp huyện, các Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng…) đã được xét duyệt trong kỳ, kết chuyển ghi tăng số chi ưu đãi người có công, kế toán đơn vị cấp trên ghi:

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6642)

Có TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới

11. Chi ưu đãi người có công từ kinh phí ứng của dự toán ngân sách năm sau, ghi:

Nợ TK 664 – Năm sau (6643)

Có TK 111, 112, 335 . . .

12. Chi ưu đãi người có công từ kinh phí ứng của dự toán ngân sách năm sau (bao gồm  cả số chi trực tiếp tại cấp huyện, các cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng thuộc cấp tỉnh quản lý và số chi trực tiếp tại cấp tỉnh, ghi:

Nợ TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6643)

Có TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc nhà nước

Có TK 335 – Phải trả đối tượng khác (cấp tỉnh trực tiếp chi)

13. Cuối năm, nếu quyết toán chưa được duyệt, kế toán kết chuyển số chi ưu đãi Người có công năm nay thành số chi ưu đãi Người có công năm trước, ghi:

Nợ TK 6641 –  Năm trước

Có TK 6642 – Năm nay

14. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán: chi ưu đãi người có công từ kinh phí thuộc dự toán ngân sách của năm trước, được cấp trong thời gian chỉnh lý quyết toán để thực hiện nhiệm vụ năm trước và quyết toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, ghi:

Nợ TK  664 –  Chi ưu đãi Người có công (6641)

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 335 – Phải trả đối tượng khác

Có TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới

15. Năm sau khi báo cáo quyết toán chi ưu đãi Người có công được duyệt, kế toán kết chuyển số chi ưu đãi Người có công vào nguồn kinh phí ưu đãi Người có công , ghi:

Nợ TK 464 – Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công (4641)

Có TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6641)

16. Những khoản chi sai, chi vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi hoặc xử lý, ghi:

N ợ TK 311 – Các khoản phải thu (3318)

Có TK 664 – Chi ưu đãi Người có công (6641)

17. Kết chuyển số kinh phí đã chi phản ánh trên TK 6643 – “Năm sau” sang TK 6642 – “Năm nay”, ghi:

Nợ TK 6642 – Năm sau

Có TK 6643 – Năm nay

III- SỔ KẾ TOÁN

1. Danh mục các sổ kế toán

 

SỐ TT

TÊN SỔ

KÝ HIỆU MẪU SỔ

1

Sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng

S73 -LĐTBXH

2

Sổ lĩnh tiền ưu đãi hàng tháng

S74 -LĐTBXH

 

2. Các mẫu sổ kế toán

3. Giải thích nội dung và phương pháp ghi chép

3.1- Sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73. LĐTBXH)

a) Mục đích

– Sổ này dùng để quản lý theo dõi đối tượng theo từng loại trợ cấp và từng lần điều chỉnh trợ cấp hàng tháng, làm cơ sở cấp sổ lĩnh tiền ưu đãi hàng tháng (mẫu số S74- LĐTBXH)

– Sổ này dùng để theo dõi, đối chiếu giữa đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng đang theo dõi, quản lý tại cấp xã với đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng đang theo dõi, quản lý tại cấp huyện.

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi:

– Căn cứ vào hồ sơ quản lý đối tượng để lập sổ

– Sổ phản ánh từng loại đối tượng được hưởng trợ cấp và tình hình tăng giảm của đối tượng đó

– Cột 1: Ghi số thứ tự người hưởng trợ cấp

– Cột 2: Ghi họ tên đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng

– Cột 3: Ghi địa chỉ Xã – Phường – Xóm – Thôn – Số nhà – Đường phố, nơi đang quản lý chi trả trợ cấp cho người có công

– Cột 4: Ghi số hồ sơ (Số do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Quốc Phòng ban hành, qui định và quản lý)

– Cột 5: Ghi số phiếu lập sổ

– Cột 6,7,8,9 : Ghi số tiền trợ cấp được hưởng

– Từ cột 10 đến cột 20 ghi số tiền được điều chỉnh từ tháng…..năm…..và theo qui định nào

– Cột 21:  Ghi ngày, tháng, năm tăng

– Cột 22:  Ghi lý do tăng

– Cột 23:  Ghi ngày, tháng, năm giảm

– Cột 24:  Ghi lý do giảm

– Cột 25: Ghi những chế độ khác mà người có công hiện đang được hưởng ngoài chế độ ưu đãi người có công, trường hợp đối tượng có hưởng lương hưu hoặc chế độ mất sức lao động thì ghi chữ “LH”, nếu đối tượng đang công tác và hưởng lương tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác có đóng bảo hiểm xã hội thì ghi chữ “LCT”, các trường hợp còn lại để trống.

– Sổ này do kế toán cấp huyện lập lần đầu (lập 02 quyển, trong đó 01 quyển được quản lý, theo dõi và lưu giữ cùng với hệ thống sổ kế toán của cấp huyện, 01 quyển giao UBND xã quản lý, theo dõi và lưu giữ cùng với hệ thống hồ sơ, tài liệu chi trả trợ cấp ưu đãi của xã).

– Hàng năm, vào thời điểm sau khi in danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng của tháng 12 và trước khi in danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng của tháng 01 của năm tiếp theo liền kề, cấp huyện và cấp xã phải đối chiếu danh sách đối tượng người có công tại Sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73-HD/LĐTBXH) do cấp huyện quản lý với sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (S73-HD/LĐTBXH) do cấp xã quản lý. Trường hợp số liệu không khớp đúng cấp huyện và xã phải làm rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo đúng quy định. Sau khi đối chiếu, cấp huyện và cấp xã cùng ký tên, đóng dấu vào 02 sổ, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm đối chiếu.

3.2. Sổ lĩnh tiền ưu đãi hàng tháng (S74- LĐTBXH)

a) Mục đích

– Sử dụng cho đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng để xuất trình với người trực tiếp chi trả khi lĩnh tiền.

– Người chi trả, căn cứ sổ này để đối chiếu với danh sách chi trả trợ cấp và ghi số tiền, ký xác nhận vào sổ khi trả tiền.

b) Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Căn cứ sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng (mẫu số S73-LĐTBXH) và hồ sơ đối tượng để cấp sổ lĩnh tiền ưu đãi hàng tháng cho đối tượng. Các khoản chậm lĩnh thì cho truy lĩnh bằng trợ cấp một lần (đã nêu ở phần trợ cấp một lần).

– Do kế toán cấp huyện lập và chuyển giao cho đối tượng được hưởng để lĩnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng (mỗi loại trợ cấp được lập riêng một sổ).

– Sổ đóng thành quyển có giá trị lĩnh tiền trong thời gian tối thiểu là 2 năm, tối đa là 4 năm. Số năm cụ thể do từng địa phương qui định, trên cơ sở mẫu thống nhất ban hành tại Quyết định này.

+ Trang bìa mặt trên (bìa 1) ghi Họ tên người đứng sổ, số hồ sơ, số thứ tự theo sổ quản lý (S73. LĐTBXH), địa chỉ, chính sách ưu đãi được hưởng, số tiền một tháng khi mới cấp sổ, được lĩnh từ tháng;

+ Trang bìa thứ 2 phản ánh số tiền trợ cấp mà đối tượng được hưởng từ khi bắt đầu được cấp sổ và các giai đoạn tiếp theo khi có thay đổi (điều chỉnh) mức trợ cấp;

+ Trang bìa thứ 3 phản ánh những người trong gia đình được hưởng trợ cấp theo sổ này (phần dành để ghi thêm cho các đối tượng hưởng tuất);

+ Trang bìa thứ 4 ghi những thông tin mà đối tượng cần chú ý khi quản lý sử dụng;

+ Các tờ ruột phản ánh số tiền trợ cấp đã lĩnh theo loại trợ cấp trong một tháng.

– Người lĩnh tiền trợ cấp phải xuất trình quyển sổ lĩnh tiền và ký nhận vào danh sách lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng.

– Người chi trả kiểm tra sổ, đối chiếu khớp đúng với danh sách chi trả, ghi số tiền và ký xác nhận vào sổ, sau đó trả lại để đối tượng lưu giữ.

– Trường hợp đối tượng được điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng (tăng hoặc giảm mức) thì kế toán Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện ghi ngày, tháng, năm và số tiền được hưởng theo mức mới đã điều chỉnh ở mặt sau của trang bìa 2 và đóng dấu Cơ quan Lao động – Thương binh và xã hội cấp huyện.

– Đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi khi di dời khỏi quận, huyện, thị xã phải nộp lại sổ lĩnh tiền cho cơ quan Lao động – Thương binh và xã hội cấp huyện và nhận giấy giới thiệu chi trả trợ cấp để nơi mới đến cấp sổ lĩnh tiền mới.

IV/ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Danh mục báo cáo tài chính

1.1. Danh mục báo cáo tài chính theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong đó có bổ sung thêm một số chỉ tiêu cho phù hợp với đặc thù của ngành bao gồm:

– Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (mẫu số B02-H).

– Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B06-H).

– Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (mẫu số B02-CT/H).

 

1.2. Danh mục báo cáo đặc thù:

 

Số TT

Ký hiệu

biểu

Tên biểu báo cáo

 Kỳ hạn lập

Báo cáo

Phạm vi áp dụng

Nơi nhận

Cấp huyện, Trung tâm NDTB

       Sở

LĐTBXH

1

2

3

4

5

6

7

1

B07-QT-LĐTBXHBáo cáo tình hình chi trả trợ cấp một lần

Quí

x

x

Cấp trên

2

B08-QT-LĐTBXHBáo cáo tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng

Tháng

x

x

Cấp trên

3

B09-QT-LĐTBXHBáo cáo tình hình chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo.

Quí

x

x

Cấp trên

4

B10-QT-LĐTBXHBáo cáo tình hình chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình

Quí

x

x

Cấp trên

5

B11-QT-LĐTBXHBáo cáo tình hình mua bảo hiểm y tế

Tháng

x

x

Cấp trên

6

B12-QT-LĐTBXHBáo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi 1 lần

Tháng

x

Cấp trên

7

B13-QT-LĐTBXHBáo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng

Tháng

x

Cấp trên

8

B14-QT-LĐTBXHBáo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo

Tháng

x

Cấp trên

9

B15-QT-LĐTBXHBáo cáo tổng hợp đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi người có công

Quí

x

Cấp trên

 

3. Giải thích nội dung

3.1. Các báo cáo tài chính, ngoài các nội dung đã quy định tại Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có qui định bổ sung thêm nội dung và một số chỉ tiêu có tính đặc thù cho phù hợp.

3.1.1. Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (mẫu số B02-H)

Bổ sung mục V: Kinh phí ưu đãi người có công

– Phần I:

Các chỉ tiêu phản ánh tương tự như mục I ” Kinh phí hoạt động” phản ánh theo mã số  từ 01 đến 10. Riêng Mã số 52 và Mã số 56 được phản ánh như sau:

+ Mã số 52 “Kinh phí thực nhận kỳ này” = Kinh phí trong dự toán ngân sách thực nhận trong năm + Kinh phí trong dự toán ngân sách đã cấp ứng vào năm trước (nếu có) + Kinh phí trong dự toán ngân sách được cấp vào năm sau (nếu có).

+ Mã số 56 “Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này” = Số chi trong dự toán ngân sách chi trong năm + Số chi trong dự toán ngân sách đã chi năm trước (nếu có) + Số chi trong dự toán chi vào năm sau (nếu có).

– Phần II:

Các chỉ tiêu phản ánh như biểu đính kèm

3.1.2. Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B06-H)

Từ mục I đến mục IV: Nội dung phản ánh theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bổ sung V- Tình hình đối tượng quản lý, sử dụng dự toán

1. Tình hình đối tượng quản lý

2. Tình hình sử dụng dự toán

Tình hình sử dụng dự toán cần nêu rõ các chỉ tiêu được giao:

+ Các loại trợ cấp

+ Dụng cụ chỉnh hình

+ Điều trị, điều dưỡng

+ Chi hoạt động Trung tâm nuôi dưỡng thương binh và người có công

+ Công tác mộ và nghĩa trang liệt sĩ

+ Phí quản lý chi trả

VI- Nguồn phí, lệ phí của NSNN đơn vị đã thu và được để lại trang trải chi phí: Nội dung phản ánh theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

VII- Tình hình tiếp nhận kinh phí

Nội dung phản ánh theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Riêng kinh phí ưu đãi người có công phản ánh như sau:

1. Tình hình cấp phát qua Sở Tài chính

2. Tình hình kinh phí tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

 

3.1.3. Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (mẫu số B02-CT/H)

Bổ sung mục V: Kinh phí ưu đãi người có công

– Phần I:

Các chỉ tiêu phản ánh tương tự như mục I ” Kinh phí hoạt động” phản ánh theo mã số  từ 01 đến 06

– Phần II:

Các chỉ tiêu phản ánh chi tiết số chi đề nghị quyết toán theo nội dung, Loại, khoản, mục, tiểu mục của Mục lục Ngân sách nhà nước.

VIII. Đánh giá và kiến nghị

1. Đánh giá

1.1. Tình hình thực hiện dự toán: Nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán

1.2. Tình hình thực hiện chế độ quản lý tài chính tại đơn vị: các chế độ chính sách, nội dung, định mức thu, chi

1.3. Thực hiện chế độ chứng từ, hạch toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính

1.4. Tình hình thanh tra, kiểm tra; thực hiện xử lý kết luận thanh tra, kiểm toán

1.5. Tình hình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính, kế toán và chi trả

2. Kiến nghị về những vướng mắc tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi người có công:

–  Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên

–  Kiến nghị với cơ quan tài chính

–  Các kiến nghị khác

 

3.2. Các báo cáo đặc thù

3.2.1- Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp một lần (mẫu số B07-QT-LĐTBXH)

a) Mục đích

Để tổng hợp tình hình chi trả các khoản trợ cấp một lần cho đối tượng trong quí, năm.

b) Căn cứ lập báo cáo

– Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần (C65-HD/LĐTBXH)

– Bảng kê đối tượng chưa nhận trợ cấp ưu đãi một lần (C66-HD/LĐTBXH)

– Tổng hợp các bảng thanh toán kinh phí (C73-HD/LĐTBXH)

– Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp một lần (B07-QT-LĐTBXH) của quí trước.

– Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi một lần (B12-QT-LDDTBXH)

c) Nội dung và phương pháp lập báo cáo

– Cột 1,2 : Ghi số thứ tự và loại trợ cấp

– Cột 3, 4 : Ghi số người, số tiền chưa trả các quí trước chuyển sang

+ Đối với báo cáo quý 1:

Cột 3 = cột 17 mẫu số B07-QT-LĐTBXH của quí 4 năm trước liền kề

Cột 4 = cột 18 mẫu số B07-QT-LĐTBXH của quí 4 năm trước liền kề

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi:

Cột 3 = cột 17 mẫu số B07-QT-LĐTBXH của quí trước liền kề

Cột 4 = cột 18 mẫu số B07-QT-LĐTBXH của quí trước liền kề

– Cột 5, 6 : Ghi số người, số tiền phát sinh phải trả quí này (số mới phát sinh trợ cấp một lần quí này)

– Cột 7, 8 : Ghi số người, số tiền phải trả quí này (danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi một lần theo mẫu số C65-HD/LĐTBXH hoặc phần B mẫu số C73-HD/LĐTBXH)

– Cột 9, 10 : Luỹ kế phải trả từ đầu năm đến cuối quí này

+ Đối với báo cáo quý 1:

Cột 9 = cột 7 = cột 3 + cột 5

Cột 10 = cột 8 = cột 4 + cột 6

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi:

Cột 9 = cột 9 quí trước + cột 5 quí này

Cột 10 = cột 10 quí trước + cột 6 quí này

– Cột 11, 12: Ghi số người, số tiền đã trả quí này (được tổng hợp các bảng thanh toán kinh phí và trả tại đơn vị: phần B mẫu số C73-HD/LĐTBXH)

– Cột 13, 14: Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quí này

+ Đối với báo cáo quý 1:

Cột 13 = cột 11

Cột 14 = cột 12

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi:

Cột 13 = cột 13 quí trước + cột 11 quí này

Cột 14 = cột 14 quí trước + cột 12 quí này

– Cột 15, 16: Ghi tổng số người, số tiền chưa trả:

Cột 15= cột 17 + cột 19

Cột 16 = cột 18 + cột 20

– Cột 17, 18: Ghi số người, số tiền chuyển quý sau trả tiếp (tổng hợp từ phần B, mẫu số C73.HD/LĐTBXH)

– Cột 19, 20: Ghi số người, số tiền không phải trả nữa (số trùng lĩnh, trùng cấp, không người nhận, phát hiện không đúng chế độ quy định thôi không trả nữa, thu hồi do hưởng sai chế độ . . .)

– Cột 21 : Luỹ kế số tiền không phải trả từ đầu năm đến cuối quý này

+ Đối với báo cáo lập quý 1: Cột 21 = cột 20

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi:          Cột 21=cột 21 quý trước + cột 20 quý này

– Chú ý:

+ Số người, số tiền chưa trả quí trước (hoặc năm trước) được chuyển sang số phải trả quí sau (hoặc năm sau), nên số người, số tiền luỹ kế từ đầu năm đến cuối quí này chỉ có giá trị xác định trong quí (hoặc trong năm ).

+ Những trường hợp số trùng lĩnh, trùng cấp, chi sai chế độ chính sách đã quyết toán trong năm, phát hiện và thu hồi được trong năm, thì ghi giảm chi ngân sách đồng thời phải thuyết minh rõ và ghi giảm số đã trả (giảm ở cột luỹ kế số tiền đã trả từ đầu năm đến cuối quý này – Cột 14, tăng ở cột luỹ kế số tiền không phải trả từ đầu năm đến cuối quý này – Cột 23) trước khi lập báo cáo; Những trường hợp số trùng lĩnh, trùng cấp, chi sai chế độ chính sách đã quyết toán năm trước, đã được cơ quan có thẩm quyền ra Thông báo xét duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán ngân sách, năm sau phát hiện, thu hồi được, không được ghi giảm chi ngân sách và cũng không được ghi giảm số đã trả mà phải nộp ngân sách Nhà nước.

+ Số đã trả quý này là số quyết toán trong quý.

+ Số đã trả luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này ở biểu báo cáo của quý 4 là số quyết toán năm.

+ So sánh số phải trả, đã trả, chưa trả ở biểu này trong một quí: Luỹ kế số phải trả từ đầu năm đến cuối quí này = Số đã trả từ đầu năm đến cuối quí này + Số chuyển quí sau trả + Luỹ kế thôi không phải trả từ đầu năm đến cuối quí này.

(Cột 10 = Cột 14 + Cột 18 + Cột 21)

Báo cáo này được lập theo quý, sau khi lập xong, người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu và gửi các cấp theo quy định.

3.2.2. Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng (mẫu số B08-QT-LĐTBXH)

a) Mục đích

Tổng hợp theo dõi tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng trong tháng, quý, năm của đơn vị.

b) Căn cứ  lập báo cáo

– Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (B08-QT-LĐTBXH) của tháng trước

– Bảng kê tăng, giảm đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (C62-HD/LĐTBXH, C63-HD/LĐTBXH, C64-HD/LĐTBXH)

– Danh sách trả trợ cấp hàng tháng tháng này (C67-HD/LĐTBXH)

– Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp hàng tháng (C68-HD/LĐTBXH)

– Tổng hợp các bảng thanh toán kinh phí của các đại diện chi trả (C73-HD/LĐTBXH) và trả tại đơn vị

c) Nội dung và phương pháp lập báo cáo

– Cột 1, 2: Ghi số thứ tự, danh mục trợ cấp

– Cột 3, 4: Căn cứ vào cột 13, 14 biểu này tháng trước, ghi số người, số tiền để làm căn cứ tính trả tháng này

– Cột 5,6: Căn cứ số người, số tiền ở Bảng kê đối tượng tăng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, ghi số người, số tiền tăng do biến động đối tượng trong tháng (C62-HD/LĐTBXH)

– Cột 7: Căn cứ vào số điều chỉnh tăng ở Bảng kê điều chỉnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng (C63-HD/LĐTBXH), ghi số tiền tăng do điều chỉnh trợ cấp trong tháng

– Cột 8: Cộng số tiền tăng tháng này (Cột 8 = Cột 6 + Cột 7)

– Cột 9,10: Căn cứ vào số người, số tiền ở Bảng kê giảm thôi hưởng trợ cấp hàng tháng (C64-HD/LĐTBXH), ghi số người, số tiền giảm do biến động đối tượng trong tháng

– Cột 11: Căn cứ vào số tiền giảm điều chỉnh ở Bảng kê danh sách điều chỉnh trợ cấp hàng tháng (C63-HD/LĐTBXH), ghi số tiền giảm do điều chỉnh trợ cấp trong tháng

– Cột 12: Cộng số tiền giảm tháng này (Cột 12 = Cột 10 + Cột 11)

– Cột 13, 14: Số người, số tiền hàng tháng tháng này:

Cột 13 =  Cột 3 + Cột 5  – Cột 9

Cột 14 =  Cột 4 + Cột 8 – Cột 12

– Cột 15, 16: Chưa trả tháng trước, căn cứ vào cột 26, 27 của Báo cáo này tháng trước, hoặc tháng 12 của năm trước liền kề, ghi số người, số tiền chưa trả tháng trước (năm trước) chuyển tháng này tiếp tục trả.

+ Đối với báo cáo tháng 1:

Cột 15 = cột 26 mẫu số B08-QT-LĐTBXH của tháng 12 năm trước liền kề

Cột 16 = cột 27 mẫu số B08-QT-LĐTBXH của tháng 12 năm trước liền kề

+ Đối với báo cáo từ tháng 2 trở đi:

Cột 15 = cột 26 mẫu số B08-QT-LĐTBXH của tháng trước liền kề

Cột 16 = cột 27 mẫu số B08-QT-LĐTBXH của tháng trước liền kề

– Cột 17: Số phải trả tháng này (Cột 17 = Cột 14 + Cột 16)

– Cột 18: Luỹ kế phải trả từ đầu quý đến cuối tháng này

Tháng đầu quý: Cột 18 = Cột 14 + Cột 16

Tháng thứ 2,3: Cột 18 =  Cột 14 tháng này + Cột 18 tháng trước

– Cột 19: Luỹ kế phải trả từ đầu năm đến cuối tháng này

Tháng đầu năm:            Cột 19 = Cột 17 = Cột 14 + Cột 16

Tháng thứ 2 trở đi : Cột 19 = Cột 19 tháng trước + Cột 14 tháng này

– Cột 20, 21: Ghi số người, số tiền đã trả tháng này

Được tổng hợp trên cơ sở thanh toán của cấp xã (Bảng thanh toán kinh phí: phần A, mẫu số C73-HD/LĐTBXH) và số tiền đã trả tại đơn vị.

– Cột 22 : Luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này

Tháng đầu quý: Cột 22 = cột 21

Tháng thứ 2,3: Cột 22 = cột 21 tháng này + Cột 22 tháng trước

– Cột 23 : Luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này

Tháng đầu năm: Cột 23 =  cột 21

Tháng thứ 2 trở đi: Cột 23 =  cột 21 tháng này + cột 23 tháng trước

– Cột 24, 25: Ghi số người, số tiền chưa trả trong tháng

Cột 24 = cột 26 + cột 28

Cột 25 = cột 27 + cột 29

– Cột 26, 27: Ghi số người, số tiền tháng sau tiếp tục trả

– Cột 28, 29: Ghi số người, số tiền không phải trả nữa (do lập danh sách nhầm, không có người nhận, hết hạn không kịp ghi giảm, trước khi trả phát hiện hưởng sai chế độ chính sách…)

– Cột 30: Luỹ kế số tiền không phải trả từ đầu năm đến cuối tháng này

Tháng đầu năm : Cột 30 = cột 29

Tháng thứ 2 trở đi: Cột 30 = cột 30 tháng trước + cột 29 tháng này

– Chú ý :

+ Số người, số tiền chưa trả quí trước (hoặc năm trước) được chuyển sang số phải trả quí sau (hoặc năm sau), nên số người, số tiền luỹ kế từ đầu năm đến cuối quí này chỉ có giá trị xác định trong quí (hoặc trong năm ).

+ Những trường hợp số trùng lĩnh, trùng cấp, chi sai chế độ chính sách đã quyết toán trong năm, phát hiện và thu hồi được trong năm, thì ghi giảm chi ngân sách đồng thời phải thuyết minh rõ và ghi giảm số đã trả (giảm ở cột luỹ kế số đã trả từ đầu năm đến cuối tháng này – Cột 23, tăng ở cột số thôi không phải trả luỹ kế từ đầu năm – Cột 30) trước khi lập báo cáo; Những trường hợp số trùng lĩnh, trùng cấp, chi sai chế độ chính sách đã quyết toán năm trước, đã được cơ quan có thẩm quyền ra Thông báo xét duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán ngân sách, năm sau phát hiện, thu hồi, không được ghi giảm chi ngân sách và cũng không được ghi giảm số đã trả mà phải nộp ngân sách Nhà nước.

+ Số đã trả luỹ kế quý ở biểu tháng cuối quý là số quyết toán quý đó.

+ Số đã trả luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này của tháng 12 là số quyết toán năm.

+ So sánh số phải trả, đã trả, chưa trả ở biểu này trong một tháng: Số luỹ kế số phải trả từ đầu năm đến cuối tháng này = Luỹ kế số đã trả từ đầu năm đến cuối tháng  này  + Số chuyển tháng sau trả + Luỹ kế thôi không phải trả từ đầu năm đến cuối tháng này. (Cột 19 = Cột 23 + Cột 27 + Cột 30).

Báo cáo này được lập theo tháng, sau khi lập xong, người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu và gửi các cấp theo quy định.

3.2.3. Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (mẫu số B09-QT-LĐTBXH)

a) Mục đích

Phản ánh tình hình chi trả cho đối tượng chính sách hoặc con đối tượng chính sách hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo.

b) Căn cứ  lập báo cáo

– Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (mẫu số B09-QT- LĐTBXH) quí trước.

– Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo (B14-QT-LĐTBXH)

– Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (mẫu số C69-HD/LĐTBXH).

– Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (mẫu số C70-HD/LĐTBXH).

– Các bảng tổng hợp thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73-HD/LĐTBXH).

c) Nội dung và phương pháp lập báo cáo

– Cột 1: Ghi số thứ tự

– Cột 2: Ghi đối tượng hưởng trợ cấp

– Cột 3, 4: Ghi số người, số tiền các quí trước chưa trả

+ Đối với báo cáo quý 1:

Cột 3 = cột 21 mẫu số B09-QT-LĐTBXH của quí 4 năm trước liền kề

Cột 4 = cột 22 mẫu số B09-QT-LĐTBXH của quí 4 năm trước liền kề

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi:

Cột 3 = cột 21 mẫu số B09-QT-LĐTBXH của quí trước liền kề

Cột 4 = cột 22 mẫu số B09-QT-LĐTBXH của quí trước liền kề

– Cột 5, 6: Ghi số người, số tiền được hỗ trợ học phí

– Cột 7, 8: Ghi số người, số tiền hưởng trợ cấp một lần

– Cột 9, 10: Ghi số người, số tiền hưởng trợ cấp hàng tháng

– Cột 11, 12: Ghi số người, số tiền phải trả quý này:

Cột 11 = cột 3 + cột 5 + cột 7 + cột 9

Cột 12 = cột 4 + cột 6 + cột 8 + cột 10

– Cột 13, 14: Luỹ kế phải trả từ đầu năm đến cuối quí này

+ Đối với báo cáo quý 1:

Cột 13 = Cột 11 = Cột 3 + cột 5 + cột 7 + cột 9

Cột 14 = Cột 12 = Cột 4 + cột 6 + cột 8 + cột 10

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi:

Cột 13 = Cột 13 quý trước + Cột 5 + Cột 7 + cột 9

Cột 14 = Cột 14 quý trước + Cột 6 + Cột 8 + cột 10

– Cột 15, 16: Ghi số người, số tiền đã trả quý này

– Cột 17, 18: Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này

+ Đối với báo cáo quý 1: Số người là cột 15, số tiền là cột 16

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi:

Cột 17 = cột 17 quí trước + cột 15 quí này

Cột 18 = Cột 18 quí trước + Cột 16 quí này

– Cột 19, 20: Ghi tổng số người, số tiền chưa trả tháng này

– Cột 21, 22: Ghi số người, số tiền chuyển tháng sau trả tiếp

– Cột 23, 24: Ghi số người, số tiền thôi không phải trả

– Cột 25: Luỹ kế số tiền không phải trả từ đầu năm đến cuối tháng này

+ Đối với báo cáo quý 1: Cột 25 = cột 24 tháng này

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi: Cột 25 = Cột 25 quí trước + Cột 24 quí này

– Chú ý:

+ Số người, số tiền chưa trả quí trước (hoặc năm trước) được chuyển sang số phải trả quí sau (hoặc năm sau) nên số người, số tiền luỹ kế từ đầu năm đến cuối quí này chỉ có giá trị xác định trong quí (hoặc trong năm ).

+ Những trường hợp số trùng lĩnh, trùng cấp, chi sai chế độ chính sách đã quyết toán trong năm, phát hiện và thu hồi được trong năm, thì ghi giảm chi ngân sách đồng thời phải thuyết minh rõ và ghi giảm số đã trả (giảm ở cột luỹ kế số tiền đã trả từ đầu năm đến cuối quý này – Cột 18, tăng ở cột số tiền không phải trả luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này – Cột 25) trước khi lập báo cáo; Những trường hợp số trùng lĩnh, trùng cấp, chi sai chế độ chính sách đã quyết toán năm trước, đã được cơ quan có thẩm quyền ra Thông báo xét duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán ngân sách, năm sau phát hiện, thu hồi được, không được ghi giảm chi ngân sách và cũng không được ghi giảm số đã trả mà phải nộp ngân sách Nhà nước.

+ Số đã trả quý này là số quyết toán trong quý .

+ Số đã trả luỹ kế năm ở biểu quí 4 là số quyết toán trong năm .

+ So sánh số phải trả, đã trả, chưa trả ở biểu này trong một quí: Số luỹ kế số phải trả từ đầu năm đến cuối quí này = Luỹ kế số đã trả từ đầu năm đến cuối quí này + Số chuyển quí sau trả + luỹ kế thôi không phải trả từ đầu năm đến quí này.

(Cột 14 = Cột 18 + Cột 22 + Cột 25)

Báo cáo này được lập theo quý, sau khi lập xong, người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu và gửi các cấp theo quy định.

3.2.4. Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (mẫu số B10-QT-LĐTBXH)

a) Mục đích

Để tổng hợp tình hình chi trả các khoản trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình cho đối tượng theo quí, năm.

b) Căn cứ  lập báo cáo

– Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (B10-QT-LĐTBXH) của quí 4 của năm trước liền kề.

– Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (B10-QT-LĐTBXH) của các quý trong năm nay.

– Danh sách chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (C71- HD/LĐTBXH).

– Bảng kê đối tượng chưa nhận trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (C72-HD/LĐTBXH).

– Tổng hợp các Bảng thanh toán kinh phí chi trả trợ cấp (C73-HD/LĐTBXH).

c) Nội dung và phương pháp lập báo cáo

– Cột 1,2 : Ghi số thứ tự và danh mục phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình

– Cột 3: Ghi số người chưa trả kỳ trước chuyển sang; cột 4 ghi số tiền chưa trả kỳ trước chuyển sang

+ Đối với báo cáo quý 1: Số liệu để ghi vào cột 3 và cột 4 là số liệu của cột 13 và cột 14 tương ứng của quý 4 của năm trước liền kề.

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi: Số liệu để ghi vào cột 3 và cột 4 là số liệu của cột 13, cột 14 của quý trước liền kề trong năm.

– Cột 5: Ghi số người phải trả trợ cấp phát sinh trong quý

– Cột 6: Ghi số tiền trợ cấp phải trả phát sinh trong quý

– Cột 7: Ghi tổng số người phải trả trợ cấp trong quý:     Cột 7 = cột 3 + cột 5

– Cột 8: Ghi số tiền trợ cấp phải trả trong quý: Cột 8 = cột 4 + cột 6

– Cột 9: Ghi luỹ kế số tiền phải trả từ đầu năm đến cuối quý này:

+ Đối với báo cáo quý 1: Cột 9 = cột 8 = cột 4 + cột 6

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi:  Cột 9 = cột 6 quý này+ cột 9 của Quý trước liền kề

– Cột 10 đến cột 12: Ghi số đã trả trong quý, trong đó:

– Cột 10: Ghi số người đã trả trợ cấp

– Cột 11: Ghi số tiền trợ cấp đã trả

– Cột 12: Ghi số tiền đã chi trả luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này:

+ Đối với báo cáo quý 1: Cột 12 = cột 11

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi: Cột 12 = cột 11 của quý này + cột 12 của quý trước liền kề

– Cột 13: Ghi số người chưa trả trợ cấp: Cột 13 = cột 7 – cột 10 = cột 15 + cột 17

– Cột 14: Ghi số tiền trợ cấp chưa trả: Cột 14 = cột 8 – cột 11 = cột 16 + cột 18

– Cột 15: Ghi số người chuyển tháng sau trả

– Cột 16: Ghi số tiền chuyển tháng sau trả

– Cột 17: Ghi số người không phải trả nữa

– Cột 18: Ghi số tiền không phải trả nữa

– Cột 19: Ghi luỹ kế số tiền không phải trả từ đầu năm đến cuối quý này.

+ Đối với báo cáo quý 1: Cột 19 = cột 18

+ Đối với báo cáo từ quý 2 trở đi: Cột 19 = cột 18 tháng này + cột 19 của tháng trước liền kề.

Báo cáo này được lập theo quý, sau khi lập xong, người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu và gửi các cấp theo quy định.

3.2.5- Báo cáo tình hình mua BHYT (mẫu số B11-QT-LĐTBXH)

a) Mục đích

Dùng cho Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng chính sách bảo hiểm y tế hàng tháng, quý, năm theo chế độ quy định.

b) Căn cứ  lập báo cáo

– Báo cáo tình hình mua bảo hiểm y tế tháng 12 của năm trước liền kề

– Báo cáo tình hình mua bảo hiểm y tế của các tháng trong năm

– Căn cứ vào hồ sơ, đối tượng hưởng chế độ, Người có công được cấp thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

– Căn cứ vào danh sách mua Bảo hiểm y tế để lập bảng tổng hợp

c) Nội dung và phương pháp lập báo cáo

– Cột 1, 2: Ghi số thứ tự và đối tượng được hưởng

– Cột 3: Ghi số người được hưởng tháng trước

+ Đối với báo cáo tháng 1: Cột 3 = cột 6 tháng 12 của năm trước liền kề

+ Đối với báo cáo từ tháng 2 trở đi: Cột 3 = cột 6 của tháng trước liền kề

– Cột 4: Ghi số người tăng trong tháng

– Cột 5: Ghi số người giảm trong tháng

– Cột 6, 7: Ghi số người, số tiền mua bảo hiểm y tế tháng này

– Cột 8: Luỹ kế số tiền từ đầu quí đến cuối tháng này

+ Tháng đầu quý:                      Cột 8 = cột 7

+ Tháng 2 trở đi:           Cột 8 = cột 7 tháng này + cột 8 tháng trước liền kề trong quý

– Cột 9: Luỹ kế số tiền mua BHYT từ đầu năm đến cuối tháng này

+ Tháng đầu năm:         Cột 9 = cột 7

+ Tháng thứ 2 trở đi: Cột 9 = cột 7 tháng này + cột 9 của tháng trước liền kề

– Chú ý: Các trường hợp thuộc diện mua bảo hiểm y tế ở cơ quan đang công tác hoặc hưởng Bảo hiểm xã hội thì không chi trả tiền mua thẻ bảo hiểm y tế bằng nguồn kinh phí ưu đãi Người có công; các trường hợp thuộc diện mua thẻ bảo hiểm y tế người nghèo, dân tộc thiểu số phải được kiểm tra trước khi mua thẻ để tránh mua trùng lặp.

Báo cáo này được lập theo tháng, sau khi lập xong, người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu và gửi các cấp theo quy định.

3.2.6. Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi một lần (mẫu số B12-QT-LĐTBXH)

a) Mục đích

Phản ánh các đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp ưu đãi một lần trong năm, nhưng không phải chi trả nữa (bao gồm: quá trình chi trả phát hiện hưởng sai chính sách, sau khi chi trả phát hiện hưởng sai chính sách đã thu hồi được tiền trong năm và các trường hợp không phải trả khác theo quy định) đã được cấp huyện bố trí cán bộ cùng với địa phương kiểm tra lập biên bản kết luận không phải trả một lần và lập danh sách báo cáo cấp trên.

b) Căn cứ  lập báo cáo

– Căn cứ báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi một lần tháng trước liền kề.

– Căn cứ Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi một lần (C66 – HD/LĐTBXH), những trường hợp được xác nhận là thôi không phải trả một lần nữa thì được kê vào báo cáo này. Số tiền ở báo cáo này được phản ánh trong Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp một lần (B07-QT-LĐTBXH), báo cáo tổng hợp số không phải trả trợ cấp ưu đãi người có công (B15-QT-LĐBXH).

c) Nội dung và phương pháp lập báo cáo

– Cột 1,2: Ghi số thứ tự, họ tên đối tượng không phải trả trợ cấp

– Cột 3: Ghi địa chỉ

– Cột 4: Ghi loại trợ cấp

– Cột 5: Ghi số hồ sơ hoặc số Quyết định cho hưởng trợ cấp ưu đãi 1 lần

– Cột 6: Ghi gố tiền không phải trả trợ cấp

– Cột 7: Ghi lý do không phải trả nữa

– Các dòng cộng tháng, luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này và luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này chỉ tính ở cột số tiền (Cột 6)

+ Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này:

Đối với báo cáo tháng 1:  Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này = Dòng cộng tháng.

Đối với báo cáo từ tháng thứ 2 trở đi: Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này = Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này của tháng trước liền kề + Dòng cộng tháng của tháng này.

+ Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này:

Đối với báo cáo tháng đầu quý: Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này = Dòng cộng tháng.

Đối với báo cáo từ tháng thứ 2 trong quý trở đi: Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này = Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này của tháng trước trong quý liền kề + Dòng cộng tháng của tháng này

Báo cáo này được lập cho từng loại trợ cấp, trường hợp các loại trợ cấp có ít thì được lập chung nhưng sau mỗi loại trợ cấp phải có đủ 03 dòng (cộng tháng, luỹ kế từ đầu tháng đến cuối quý này, luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này).

– Lưu ý: Đối với chi trả trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình nếu có trường hợp không phải trả thì sử dụng mẫu này (nội dung sửa các chỉ tiêu cho phù hợp) để báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Báo cáo này được lập theo tháng, sau khi lập xong, người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu và gửi các cấp theo quy định.

3.2.7- Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (mẫu số B13-QT-LĐTBXH)

a) Mục đích

Phản ánh đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp hàng tháng trong năm, trong quá trình chi trả được phát hiện không phải trả nữa vì các lý do: đối tượng chết mà không ghi giảm kịp thời hoặc vi phạm pháp luật đến mức bị đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi, đối tượng hết hạn hưởng trợ cấp mà cấp huyện không ghi giảm kịp thời, đối tượng sau khi chi trả phát hiện hưởng sai chính sách đã thu hồi được tiền trong năm và các trường hợp không phải trả khác theo quy định. Trên cơ sở báo cáo để xác định được số thực phải trả và đánh giá chất lượng quản lý đối tượng thực hiện chế độ Người có công hàng năm.

b) Căn cứ  lập báo cáo

Căn cứ vào Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi hàng hàng tháng của các đại diện chi trả (C68-HD/LĐTBXH), Cấp huyện đối chiếu hồ sơ và đến tận nơi cư trú của đối tượng kiểm tra xem xét, tìm nguyên nhân, lý do đối tượng không lĩnh trợ cấp. Lập biên bản xác nhận của UBND xã, phường nơi đối tượng cư trú và tổng hợp thành báo cáo không phải trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (B13-QT-LĐTBXH).

c) Nội dung và phương pháp lập báo cáo

– Cột 1,2: Ghi số thứ tự, họ tên đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng

– Cột 3: Ghi địa chỉ

– Cột 4: Ghi loại trợ cấp

– Cột 5: Ghi số Sổ lĩnh tiền

– Cột 6: Ghi số tiền không phải trả trợ cấp (tổng các tháng chưa lĩnh)

– Cột 7: Ghi lý do không phải trả trợ cấp

+ Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này:

Đối với báo cáo tháng 1:  Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này = Dòng cộng tháng.

Đối với báo cáo từ tháng thứ 2 trở đi: Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này = Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này của tháng trước liền kề + Dòng cộng tháng của tháng này.

+ Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này:

Đối với báo cáo tháng đầu quý: Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này = Dòng cộng tháng.

Đối với báo cáo từ tháng thứ 2 trong quý trở đi: Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này = Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này của tháng trước trong quý liền kề + Dòng cộng tháng của tháng

Báo cáo này được lập cho từng loại trợ cấp, trường hợp các loại trợ cấp có ít thì được lập chung nhưng sau mỗi loại trợ cấp phải có đủ 03 dòng (cộng tháng, luỹ kế từ đầu tháng đến cuối quý này, luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này).

Báo cáo này được lập theo tháng, sau khi lập xong, người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu và gửi các cấp theo quy định.

3.2.8- Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (mẫu số B14-QT-LĐTBXH)

a) Mục đích

Phản ánh đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo, Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện đang quản lý lập danh sách chi trả, trong quá trình chi trả được phát hiện không phải trả nữa vì các lý do: đối tượng hết hạn hưởng trợ cấp, hưởng sai chính sách mà cấp huyện không ghi giảm kịp thời; đối tượng sau khi chi trả phát hiện hưởng sai chính sách đã thu hồi được tiền trong năm và các trường hợp không phải trả khác theo quy định.  .

b) Căn cứ  lập báo cáo

Căn cứ vào danh sách chi trả trợ cáp ưu đãi giáo dục, đào tạo (C69 – HD/LĐTBXH), Bảng kê đối tượng chưa lĩnh trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo (C70-HD/LĐTBXH) của các đại diện chi trả, Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện đối chiếu hồ sơ và đến tận nơi cư trú của đối tượng kiểm tra xem xét, tìm nguyên nhân, lý do đối tượng không lĩnh trợ cấp để lập báo cáo.

c) Nội dung và phương pháp lập báo cáo

– Cột 1, 2: Ghi số thứ tự, họ tên học sinh, sinh viên không phải trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo

– Cột 3: Ghi mã hiệu đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo

– Cột 4: Ghi số sổ trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo

– Cột 5: Ghi địa chỉ

– Cột 6: Ghi số tiền

– Cột 7: Lý do không phải trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo

+ Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này:

Đối với báo cáo tháng 1:  Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này = Dòng cộng tháng.

Đối với báo cáo từ tháng thứ 2 trở đi: Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này = Dòng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này của tháng trước liền kề + Dòng cộng tháng của tháng này.

+ Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này:

Đối với báo cáo tháng đầu quý: Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này = Dòng cộng tháng.

Đối với báo cáo từ tháng thứ 2 trong quý trở đi: Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này = Dòng luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này của tháng trước trong quý liền kề + Dòng cộng tháng của tháng này

Báo cáo này được lập cho từng loại trợ cấp, trường hợp các loại trợ cấp có ít thì được lập chung nhưng sau mỗi loại trợ cấp phải có đủ 03 dòng (cộng tháng, luỹ kế từ đầu tháng đến cuối quý này, luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này).

Báo cáo này được lập theo tháng, sau khi lập xong, người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu và gửi các cấp theo quy định.

3.2.9- Báo cáo tổng hợp số không phải trả trợ cấp ưu đãi Người có công (mẫu số B15-QT-LĐTBXH)

a) Mục đích

Theo dõi số đối tượng thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi một lần, hàng tháng, ưu đãi giáo dục, đào tạo, mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình trong năm nhưng vì các lý do như hưởng sai chế độ chính sách, cắt chậm và các trường hợp khác theo quy định mà không được hưởng trợ cấp ưu đãi nữa). Thông qua công tác kiểm tra chi trợ cấp phát hiện kịp thời những trường hợp giải quyết sai, hoặc chưa kịp ghi giảm, không chi trả tại các quận, huyện, thị xã.

b) Căn cứ  lập báo cáo

Căn cứ vào Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp một lần (B07-QT-LDDTBXH), Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng (B08-QT-LDDTBXH), Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (B09-QT-LDDTBXH), Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (B10-QT-LDDTBXH), Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi một lần (mẫu số B12-QT-LĐTBXH), Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (mẫu số B13-QT-LĐTBXH) và Báo cáo đối tượng không phải trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo (mẫu số B14-QT-LĐTBXH) của Cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội huyện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, lập báo cáo này theo quý và gửi các cơ quan chức năng theo qui định.

c) Nội dung và phương pháp lập báo cáo

– Cột 1,2: Ghi số thứ tự, tên đơn vị (Cơ quan LĐTBXH quận, huyện, thị xã)

– Cột 3,4: Ghi số không phải trả trợ cấp một lần, trong đó:

+ Cột 3: Ghi số người

+ Cột 4: Ghi số tiền

– Cột 5,6: Ghi số không phải trả trợ cấp hàng tháng, trong đó:

+ Cột 5: Ghi số người

+ Cột 6: Ghi số tiền

– Cột 7, 8: Ghi số không phải trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo, trong đó:

+ Cột 7: Ghi số người

+ Cột 8: Ghi số tiền

– Cột 9, 10: Ghi số không phải trả trợ cấp ưu đãi  mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình, trong đó:

+ Cột 9: Ghi số người

+ Cột 10: Ghi số tiền

– Cột 11, 12: Ghi tổng cộng, trong đó

+ Cột 11: Ghi số người. Cột 11 = Cột 3 + Cột 5 + Cột 7 + Cột 9

+ Cột 12: Ghi số tiền. Cột 12 = Cột 4 + Cột 6 + Cột 8 + Cột 10

– Cột 13: Ghi chú

Báo cáo này được lập theo quý, sau khi lập xong, người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu và gửi các cấp theo quy định.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu